Nhằm đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú (BĂBT) và kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm (ATTP) của nhân viên chế biến thực phẩm tại các BĂBT các trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội năm 2015 - 2016, nghiên cứu được tiến hành trên 407 nhân viên chế biến của 49 BĂBT trên địa bàn huyện Thanh Trì. Kết quả nghiên cứu cho thấy 69,4% BĂBT đạt về điều kiện ATTP, 72,2% số nhân viên chế biến có kiến thức đạt, 65,1% thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc thực hành đúng ATTP của nhóm nhân viên trên 25 tuổi đạt cao gấp 1,80 lần so với nhóm dưới 25 tuổi (95% CI (khoảng tin cậy – Confidence Interval) đạt 1,05-5,95; p <0,05). Nhóm có trình độ học vấn trên Trung học phổ thông (THPT) thực hành đúng đạt tỷ lệ cao gấp 2,08 lần so với nhóm có trình độ dưới THPT (95% CI là 1,13-4,05; p<0,05). Những đối tượng được đào tạo chuyên môn về chế biến thực phẩm có tỷ lệ thực hành đúng cao gấp 4,32 lần (95% CI: 1,26-14,77; p<0,05) so với nhóm không được đào tạo. Nhóm có kiến thức về ATTP chung đạt có thực hành đúng cao gấp 3,01 lần so với nhóm không đạt (95% CI: 1,29-9,27; p<0,05).
An toàn thực phẩm, bếp ăn bán trú, trường học, huyện Thanh Trì
1. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (2018), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2013-2017.
2. Chi cục ATCSTP Thành phố Hà Nội (2018), Kết quả giám sát ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội.
3. Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, Báo cáo số 2148/BC-TTYT về Kết quả kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể, căng tin trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2014.
4. Bộ Y tế, “Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố”, Thông tư 30/2012/TT-BYT (2012).
5. Nguyễn Thị Bích San (2011), Thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, và kiến thức, thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2010 – 2011, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.