Bìa tạp chí

 

009bet

Hướng dẫn soạn thảo và trình bày dự thảo bài báo nghiên cứu khoa học

 

Nguyễn Văn A1[*], Trần Văn B2, Lê Thị C1,2

1 Trung tâm A, Viện B, Tỉnh/thành phố, Quốc gia

2 Khoa X, Trường Y, Tỉnh/thành phố, Quốc gia

Tóm tắt

     Tiêu đề, phụ đề (nếu có), tên tác giả, liên kết, địa chỉ email sắp xếp theo trật tự này. Tiêu đề bài báo viết thường, đậm, cỡ chữ 14 pt. Tên tác giả nên được viết bằng chữ thường, đậm và cân phải. Tên cơ quan của tác giả thường gồm 2 cấp và nên được viết thường, nghiêng và cân phải. Liên kết giữa tác giả và tên cơ quan được trình bày theo dạng chỉ số trên, dạng số. Điện thoại và email của tác giả liên hệ được đặt ở footnote, với chỉ số *. Bản thảo nên được bắt đầu bằng một bản tóm tắt ngắn gọn khoảng 200-300 từ.

     Từ khóa: tiêu biểu, ngắn gọn, khoảng 5 từ.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

     Bản thảo được đánh máy bằng font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 pt. Bài viết trên khổ giấy A4; căn lề: trên 2,0 cm, dưới 2,0 cm, trái 2,5 cm, phải 2,0 cm; lùi đầu dòng 1 cm; cách dòng 1,5; giãn cách đoạn phía trên 0 pt, phía dưới 0 pt. Tiêu đề chính của mỗi chương nên được viết bằng chữ in hoa đậm, cỡ chữ 12, đánh số là 1., 2...

     Trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày ở dạng số trong ngoặc vuông [1], Số của TLTK là thứ tự xuất hiện của tài liệu trong bài báo. Tài liệu tham khảo đặt trước dấu chấm câu. Khi trích dẫn 2 TLTK trở lên, giữa các tài liệu cách nhau bằng dấu phẩy, ví dụ: [2, 10]. Với nhiều tài liệu liên tục, dùng dấu gạch ngang giữa TLTK đầu và cuối, ví dụ: [2-5].

     Đặt vấn đề (khoảng 1 trang) cần trình bày được tổng quan về vấn đề nghiên cứu, những điểm cần giải quyết và nêu được mục tiêu của nghiên cứu.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng/vật liệu nghiên cứu

     Khi bắt đầu một phần mới, tên phần mới sử dụng cỡ chữ 12, in đậm và viết hoa cho chữ cái đầu tiên, đánh số “2.1”, “2.2”...

     Nội dung mỗi phần nên trình bày thành các đoạn văn.

2.2. Hóa chất, chất chuẩn

     Tác giả có thể trình bày nội dung các phần tùy theo nội dung của bài báo. Tuy nhiên, bài báo nên mô tả đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, chất chuẩn, vật liệu chuẩn, mẫu thử đã sử dụng (nếu có).


[*]Điện thoại:                                                      Email:

2.3….

2.4. Phương pháp nghiên cứu

     Tác giả cần trình bày đầy đủ các phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu để thu được các kết quả ở phần 3. Nếu có nhiều phương pháp được sử dụng, đánh số tiểu mục dạng 2.4.1….

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu

     Tiêu đề của phần phụ mới sử dụng cỡ chữ 12 in nghiêng, viết hoa cho chữ cái đầu tiên, đánh số “2.4.1”, “2.4.2”...

2.4.2. Phương pháp phân tích

                        …

2.4.3. Cách trình bày công thức

     Giãn cách 6 chữ cái từ lề trái và đánh số liên tục trong ngoặc đơn ở lề phải

Công thức                                                (1)

     Phông chữ, kích thước của công thức phải giống với văn bản chính (12 pt).

2.4.4….

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

     Nếu nghiên cứu có sử dụng các kỹ thuật xử lý mẫu thống kê, cần nêu các phương pháp xử lý số liệu đã được sử dụng.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả 1

     Trình bày các kết quả thu được của nghiên cứu bao gồm bàn luận về kết quả thu được. Nên trình bày kết quả dạng bảng hoặc hình vẽ, sơ đồ.

3.2. Cách trình bày số liệu và bảng

     Tất cả các hình minh họa, số liệu và bảng được đặt trong văn bản tại các điểm thích hợp, thay vì ở cuối bài báo. Tiêu đề bảng đặt phía trên bảng, cân giữa, in nghiêng và đậm theo mẫu dưới. Các bảng được đánh số thứ tự theo thứ tự xuất hiện của bảng. Các bảng chỉ nên được gồm các đường kẻ ngang (xem Bảng 1).

Bảng 1. Các kết quả …

Bài mẫu - ảnh 1

 

 

     Các kết quả nên được nhận xét, đánh giá, bàn luận phù hợp.

3.3. Cách trình bày hình vẽ, sơ đồ

     Tiêu đề hình đặt phía dưới hình, cân giữa, in nghiêng và đậm theo mẫu dưới. Các hình được đánh số thứ tự theo thứ tự xuất hiện của hình.

Bài mẫu - ảnh 2

Hình 1. Sắc ký đồ của …

3.3. Thẩm định phương pháp

3.3.1.  Đường chuẩn sibutramin và phenolphthalein trên các nền mẫu

...........................................................................................................................................................

4. KẾT LUẬN

     Tài liệu tham khảo được liệt kê ở cuối bản thảo và số thứ tự theo trật tự số thự tự trong bài. Tiêu đề “TÀI LIỆU THAM KHẢO” cỡ chữ 12 in đậm, giãn dòng đơn với nội dung. Tài liệu tham khảo được trích dẫn dựa theo kiểu IEEE.

 

LỜI CẢM ƠN

     Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đơn vị tài trợ kinh phí, với mã số đề tài. Cảm ơn các đơn vị, cá nhân tham gia hỗ trợ nghiên cứu nhưng không đóng vai trò là tác giả (Nếu có).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. R. A. Pastorok, S. M. Bartell, S. Ferson, and L. R. Ginzburg, Ecological modeling in risk assessment: chemical effects on populations, ecosystems, and landscapes. CRC Press, 2016.

[2]. Nguyễn Thị Minh Huyền, Trần Thị Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Thị Hiền, “Đánh giá khả năng nhiễm Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus và Salmonella spp. trong các mẫu sữa thu thập tại Gia Lâm và Ba Vì, Hà Nội đầu năm 2019,” Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, tập 2, số 4, tr. 22-32, 2019.

[3]. A. Panusa, M. Orioli, G. Aldini, and M. Carini, “A rapid and sensitive LC-ESI-MS/MS method for detection and quantitation of methylprednisolone and methylprednisolone acetate in rat plasma after intra-articular administration,” Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, vol. 51, no. 3, pp. 691–697, 2010.

[4]. Tran Cao Son, Le Thi Hong Hao, Thai Nguyen Hung Thu, “Determination of pesticide multi-residues in herbal teas using QuEChERS extraction followed by gas and liquid chromatography tandem mass spectrometry,” Conference Proceeding - The 4th analytica Vietnam Conference, Ho Chi Minh city, 2015, Ha Noi: Vietnam Analytical Sciences Society (VASS), 2015, pp. 196-203.

[5]. Nguyễn Thị Giang, “Nghiên cứu đánh giá định lượng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do S.aureus tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học ở Hà Nội,” Luận án Tiến sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019.

[6]. Cục An toàn thực phẩm, “Thông tin cảnh báo từ Singapore về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe IMPACTRA có chứa sildenafil, tadalafil và chloropretadalafil”. [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://vfa.gov.vn/tin-tuc/thong-tin-canh-bao-tu-singapore-ve-san-pham-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-impactra-co-chua-sildenafil-tadalafil-va-chloropretadalafil.html [Truy cập 30/3/2021].  

[7]. Lê Thị Hồng Hảo, Tạ Thị Thảo và Trần Cao Sơn, Tối ưu hóa và phát triển phương pháp phân tích. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2016.   

 

 

Guidelines for formatting and presentation scientific research articles

 

Nguyen Van A1, Tran Van B2, Le Thi C1,2

1 Center A, Institute of B, City/Province, Country

2 Department X, University of Y, City/Province, Country

 

Abstract

     Titles, subtitles (if any), author name(s), links, email addresses should be sorted in this order. The title should be typed in bold letters and size 14 pt. The author’s name(s) should be in regular, bold and small letters, align content with the right margin. The author's office name usually consists of two levels and should be in regular, italic and right margin. The link between the author and the agency name is presented in the form of index above, and numbers. The phone and email of the contact author are placed at footnote, with the index*. The manuscript should begin with a brief summary of about 200-300 words in length.

     Keywords: Typical, brief, no more than 5 words.

Tải bài mẫu

 Gửi bài