Bìa tạp chí

 

009bet

Thể lệ gửi bài - Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm

 

1. Phạm vi xuất bản

Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm trực thuộc Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được thành lập theo giấy phép hoạt động số 644/GP-BTTT ngày 25/12/2017 do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Tạp chí có 02 mã số ISSN là P-ISSN 2615-9252 (bản in) và E-ISSN 2734-9152 (bản điện tử).

Từ năm 2020, Tạp chí đã được phê duyệt vào “Danh mục tạp chí được tính điểm” của Hội đồng giáo sư nhà nước ngành Dược học, ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm và ngành Sinh học. 

Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm được xuất bản 04 số/năm, trong đó có 02 số bằng tiếng Anh và 02 số bằng tiếng Việt. Tạp chí đăng tải các Bài báo khoa học, Bài tổng quan và Bài trao đổi ngắn. Phạm vi của Tạp chí gồm các lĩnh vực cụ thể sau:

  • Kiểm nghiệm chất lượng và an toàn thực phẩm;
  • Độc chất học thực phẩm;
  • Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;
  • Đánh giá nguy cơ các mối nguy hóa học và sinh học trong thực phẩm;
  • Quản lý nguy cơ và truyền thông nguy cơ;
  • Đảm bảo chất lượng kết quả kiểm nghiệm;
  • Các công nghệ liên quan đến thực phẩm;
  • Đảm bảo và kiểm soát chất lượng thực phẩm;
  • Các vấn đề khác có liên quan đến thực phẩm và an toàn thực phẩm.

2.  Chuẩn bị bản thảo

- Bản thảo được đánh máy bằng font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 pt (trừ tiêu đề cỡ chữ 14 pt). Bài viết trên khổ giấy A4; căn lề: trên 2,0 cm, dưới 2,0 cm, trái 2,5 cm, phải 2,0 cm; lùi đầu dòng 1 cm; giãn cách dòng 1,5; giãn cách đoạn phía trên 0 pt, phía dưới 0 pt.

- Các thuật ngữ, tên thuốc thử và hóa chất thống nhất theo TCVN 5530:2010. Danh từ tiếng Việt nếu được dịch từ tiếng nước ngoài phải được viết kèm theo từ nguyên gốc. Các chữ viết tắt phải có chú thích, chỉ chú thích lần đầu tiên.

  • Bài tổng quan: Bài tổng quan liên quan đến các chủ đề quan tâm trên một lĩnh vực cụ thể, bao gồm cả ý kiến ​​và bàn luận của tác giả. Bài tổng quan bắt đầu với phần Đặt vấn đề, các phần tiếp theo được đánh số liên tiếp và kết thúc bằng phần Kết luận.
  • Bài báo khoa học và bài trao đổi ngắn: Tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung bài báo chưa được công bố hoặc đang được xem xét để xuất bản ở tạp chí khác. Bài mẫu của bài báo khoa học được minh họa kèm theo.
    • Tiêu đề: Ngắn gọn, phù hợp với nội dung nghiên cứu;
    • Tên đầy đủ của tác giả và liên kết tên tác giả với đơn vị công tác: Thứ tự tên tác giả (nếu có nhiều hơn một) được sắp xếp theo đóng góp của các tác giả cho nghiên cứu. Tác giả liên hệ phải cung cấp số điện thoại di động và địa chỉ email ở cuối trang (được tạo bằng "footnotes" của phần mềm Microsoft Word);
    • Tóm tắt: cùng ngôn ngữ với bản thảo, khoảng 200-300 từ;
    • Từ khóa: khoảng 5 từ;
    • Nội dung chính: 1. Đặt vấn đề; 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu; 3. Kết quả và bàn luận; 4. Kết luận. Các tiểu mục được đánh số dạng 2.1, 2.2, ...;
    • Hình và Bảng được đánh số theo thứ tự và được sắp xếp vào đúng vị trí được trích dẫn.
    • Lời cảm ơn: (nếu có);
    • Tài liệu tham khảo (xem Mục 3 để được hướng dẫn chi tiết);
    • Tên bài, tên tác giả, cơ quan công tác, tóm tắt và từ khóa bằng tiếng Anh (nếu bản thảo bằng tiếng Việt) hoặc ngược lại.

             (Ban biên tập sẽ dịch sang tiếng Việt trong trường hợp các tác giả đều là người nước ngoài, không thực hiện được việc này, với sự đồng ý của tác giả)

3.  Trích dẫn tài liệu tham khảo

3.1. Kiểu trích dẫn

- Tài liệu tham khảo (TLTK) được trích dẫn dựa theo kiểu IEEE. Khuyến khích các tác giả tự động hóa việc trích dẫn sử dụng MS Word (từ Office 2007 trở lên), hoặc các phần mềm trích dẫn khác như Endnote, Zotero, Mendeley … 

- Nguyên tắc cơ bản của trích dẫn là:

+ Dẫn nguồn nội dung tham khảo (bài báo, báo cáo, sách) bằng chữ số đặt trong dấu ngoặc vuông. Số của TLTK là thứ tự xuất hiện của tài liệu trong văn bản.

+ Danh mục TLTK ở cuối văn bản được xếp theo số thứ tự của TLTK đã trích dẫn trong văn bản.

- Một số quy cách trích dẫn trong văn bản:

+ TLTK đã trích dẫn, sau đó được trích dẫn lại thì vẫn giữ nguyên số thứ tự đã dùng ở lần đầu.

+ Chữ số chú dẫn nguồn TLTK được đặt trong 2 dấu ngoặc vuông, nếu nằm ở cuối câu thì đứng trước dấu chấm câu, ví dụ: [1].

+ Khi trích dẫn 2 TLTK trở lên, giữa các tài liệu cách nhau bằng dấu phẩy, ví dụ: [2, 10]. Với nhiều tài liệu liên tục, dùng dấu gạch ngang giữa TLTK đầu và cuối, ví dụ: [2-5].

3.2. Danh mục tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo (tiếng anh hay tiếng Việt ) đều được viết bằng tiếng anh

3.2.1. Cách ghi tên tác giả

Tên các tác giả được ghi theo nguyên tắc:

+ Đối với tác giả trên các công bố quôc tế: các chữ cái đầu của phần tên, tên đệm viết hoa kèm dấu chấm; viết đầy đủ họ của tác giả, ví dụ: Steven Lehotay sẽ được ghi là S. Lehotay.

+ Đối với tác giả người Việt trên các công bố trong nước: Viết đầy đủ họ và tên, ví dụ: Trần Văn Sơn

+ Khi có 2 tác giả thì ghi cả 2 với từ nối “và” (hoặc “and” trong tiếng Anh); từ 3-5 tác giả thì ghi tất cả tác giả với từ nối “và” (hoặc “and” trong tiếng Anh) trước tác giả cuối cùng; từ 6 tác giả trở lên thì chỉ ghi tên 3 tác giả đầu và thêm et al.

3.2.2. Quy cách ghi theo loại TLTK

Với sách:

[#] Tên các tác giả, Tên sách in nghiêng, Lần xuất bản (nếu không phải lần đầu tiên), Tập (nếu có nhiều tập). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Năm, trang (nếu có).

[#] Author(s), Title: Subtitle, Edition (if not the first), Vol (if a  

multivolume work). Place of publication: Publisher, Year, page number(s) (if appropriate).

Ví dụ:

[1] Le Thi Hong Hao, Ta Thi Thao and Tran Cao Son, Optimization and development of analytical methods. Hanoi: Science and Technology Publishing House, 2016.

[2] R. A. Pastorok, S. M. Bartell, S. Ferson, and L. R. Ginzburg, Ecological modeling in risk assessment: chemical effects on populations, ecosystems, and landscapes. CRC Press, 2016.

Với 1 chương trong sách:

[#] Tên các tác giả của chương, “Tên chương”, trong Tên sách in nghiêng, Lần xuất bản, Tập. Tên chủ biên, Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, Năm, trang (nếu có).

[#] Authors of Chapter, "Title of Chapter," in Title of Book, Edition, Vol., Editor, Place of publication: Publisher, Year, page number(s) (if appropriate).

Với bài báo trên tạp chí khoa học:

[#] Tên các tác giả, “Tên bài báo,” Tên tạp chí in nghiêng, tập, số, tr., năm.

[#] Author(s), “Title of paper,” Journal name, vol., no., pp., year.

Ví dụ:

[1].  Nguyen Thi Minh Huyen, Tran Thi Hoa, Nguyen Thi Ngoc Lan and Tran Thi Hien, “Evaluating the possibility of infection with Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus and Salmonella spp. in milk samples collected at Gia Lam and Ba Vi, Hanoi in early 2019,” Journal of Food Safety and Testing, volume 2, issue 4, p. 22-32, 2019.

[2].  A. Panusa, M. Orioli, G. Aldini, and M. Carini, “A rapid and sensitive LC-ESI-MS/MS method for detection and quantitation of methylprednisolone and methylprednisolone acetate in rat plasma after intra-articular administration,” Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, vol. 51, no. 3, pp. 691–697, 2010.

Với bài trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị:

[#] Tên các tác giả, “Tên bài viết,” Tên kỷ yếu hội thảo, nơi tổ chức, thời gian tổ chức, Nơi xuất bản: Nhà xuất bản, năm xuất bản, tr.

[#] Author(s), “Title of paper,” Title of conference’s proceeding, place of organization, time of organization, Place of Publication: Publisher, year, pp.

Ví dụ:

[1] Tran Cao Son, Le Thi Hong Hao, Thai Nguyen Hung Thu, “Determination of pesticide multi-residues in herbal teas using QuEChERS extraction followed by gas and liquid chromatography tandem mass spectrometry,” Conference Proceeding - The 4th analytica Vietnam Conference, Ho Chi Minh city, 2015, Ha Noi: Vietnam Analytical Sciences Society (VASS), 2015, pp. 196-203.

Với luận văn, luận án:

[#] Tên tác giả, “Tiêu đề luận văn/luận án,” Luận án tiến sĩ/Luận văn thạc sĩ, cơ sở đào tạo, địa điểm, năm.

[#] Author, “Title of thesis,” Doctoral dissertation/Master's thesis, Institution, Location, year of preparation of the thesis.

Ví dụ:

[1]  Nguyen Thi Giang, “Research on quantitative assessment of the risk of food poisoning caused by S.aureus in the collective kitchens of some primary schools in Hanoi,”  Thesis of Doctor of Science, University of Natural Sciences. However, Vietnam National University, Hanoi, 2019.

Với tài liệu internet:

[#] Tên tác giả, “Tên tài liệu,” Thời gian tài liệu được tạo hay cập nhật. [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www. [Truy cập ngày/tháng/năm].

[#] Author(s), “Title of document,” Time document created or revised. [Online]. Available: http://www. [Accessed mm dd yyyy].

Ví dụ:

[#] Cục An toàn thực phẩm, “Thông tin cảnh báo từ Singapore về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe IMPACTRA có chứa sildenafil, tadalafil và chloropretadalafil”. [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://vfa.gov.vn/tin-tuc/thong-tin-canh-bao-tu-singapore-ve-san-pham-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-impactra-co-chua-sildenafil-tadalafil-va-chloropretadalafil.html [Truy cập 30/3/2020].

3.3. Xếp thứ tự danh mục TLTK

Các tài liệu tham khảo được xếp thứ tự tăng dần theo số thứ tự xuất hiện trong văn bản.

4. Gửi bài đăng

Tạp chí khuyến khích các tác giả gửi bài đăng qua website: http://vjfc.nifc.gov.vn/ hoặc các tác giả có thể gửi email trực tiếp cho Ban Biên tập tại vjfc@nifc.gov.vn hoặc tapchikntp.nifc@gmail.com   

5. Phản biện

Các bản thảo được gửi tới Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm sẽ được phản biện bởi ít nhất 02 nhà khoa học có các lĩnh vực chuyên môn phù hợp hoặc liên quan chặt chẽ đến nội dung của bài báo và được sửa chữa chi tiết trước khi có thể được chấp nhận đăng.

6. Dịch vụ biên dịch

Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm có thể cung cấp các chuyên gia thực hiện chuyển dịch bài báo sang tiếng Anh. Vui lòng liên hệ với Ban Biên tập để biết thêm chi tiết.

7. Ban Biên tập

Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm (VJFC)Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Download:   Mẫu bài báo khoa học

 

 Gửi bài