Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định hoạt tính chống oxy hóa của một số thực phẩm bằng phương pháp đo khả năng hấp thụ gốc oxy hóa (ORAC)

Lê Thị Thúy Nguyễn Như Thượng Nguyễn Thị Bằng Đỗ Trúc Quỳnh Vũ Thị Trang Phạm Thị Ngọc Mai
Ngày nhận: 19/07/2021
Đã sửa đổi: 20/09/2021
Ngày chấp nhận: 20/09/2021
Ngày đăng: 30/09/2021

Chi tiết

Các trích dẫn
Lê Thị Thúy, Nguyễn Như Thượng, Nguyễn Thị Bằng, Đỗ Trúc Quỳnh, Vũ Thị Trang, Phạm Thị Ngọc Mai. "Xác định hoạt tính chống oxy hóa của một số thực phẩm bằng phương pháp đo khả năng hấp thụ gốc oxy hóa (ORAC)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 3, pp. 199-206, 2021
Phát hành
PP
199-206
Counter
1237

Main Article Content

Tóm tắt

Phương pháp được phát triển để xác định chỉ số hydrophilic-oxygen radical absorbance capacity (H-ORAC) trong thực phẩm. Phương pháp dựa trên khả năng chống lại gốc tự do tạo thành bởi 2,2′-azobis (2-amidino-propane) dihydrochloride (AAPH) ở 37ºC, sử dụng fluorescein là thuốc nhuộm huỳnh quang, dùng đầu dò huỳnh quang để đo mức độ phản ứng với gốc peroxyl. Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá bằng diện tích dưới đường cong (AUC) của mẫu thử so với mẫu trắng. Kết quả được biểu diễn dưới dạng đơn vị ORAC (tương đương số µM Trolox/100g). Phương pháp có độ đặc hiệu tốt, đường chuẩn trong khoảng 5 – 50 µM Trolox, hệ số tuyến tính R2 = 0,9987, độ thu hồi từ 93,2 - 104,0 %, độ lặp lại với RSD < 6,60 %, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp lần lượt là 5 µM Trolox và 10µM Trolox. Phương pháp đã được áp dụng để xác định chỉ số H-ORAC của 65 mẫu, bao gồm rau củ quả, sản phẩm từ rau củ quả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kết quả thu được từ 720 - 310878 µM TE/100g.

Từ khóa:

ORAC, hoạt tính chống oxy hóa, thực phẩm

Trích dẫn

[1]. A. Phaniendra, D. B. Jestadi, and L. Periyasamy, "Free radicals: properties, sources, targets, and their implication in various diseases," Indian Journal of Clinical Biochemistry, vol. 30, pp. 11-26, 2015.
[2]. I. Gülcin, "Antioxidant activity of food constituents: an overview," Archives of toxicology, vol. 86, pp. 345-391, 2012.
[3]. A. Karadag, B. Ozcelik, and S. Saner, "Review of methods to determine antioxidant capacities," Food Analytical Methods, vol. 2, pp. 41-60, 2009.
[4]. V. T. Trang, L. T. H. Hao, N. D. Hao, N. H. Thu, L. H. Duc, và N. X.Trung, "Xác định tính chống oxy hóa của một số anthocyanin và anthocyanidin bằng phương pháp đo quang sử dụng phản ứng với 2,2’-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)," Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 23, số 5, tr. 33-38, 2018.
[5]. B. S. Haytowitz DB, "USDA Database for the Oxygen Radical Absorbance (ORAC) of selected foods, Release 2, May 2010.
[6]. G. Cao, E. Sofic, and R. L. Prior, "Antioxidant capacity of tea and common vegetables," Journal of Agricultural and Food Chemistry, vol. 44, pp. 3426-3431, 1996.
[7]. AOAC Official Method 2012.23, "Total Antioxidant Activity Oxygen Radical Absorbance Capacity (ORAC) Using Fluorescein as the Fluorescence Probe First Action 2012".
[8]. B. Ou, M. Hampsch-Woodill, and R. L. Prior, "Development and validation of an improved oxygen radical absorbance capacity assay using fluorescein as the fluorescent probe," Journal of Agricultural and Food Chemistry, vol. 49, pp. 4619-4626, 2001.
[9]. F. Shahidi and Y. Zhong, "Measurement of antioxidant activity," Journal of Functional Foods, vol. 18, pp. 757-781, 2015.

 Gửi bài