Bìa tạp chí

 

009bet

Sự phổ biến của Acesulfame K trong đồ uống không cồn đang được kinh doanh tại Bình Dương năm 2018 và tuân thủ về khai báo Acesulfame K trên nhãn của doanh nghiệp

Nguyễn Văn Đạt Trần Minh Hoàng Nguyễn Thị Thanh Tuyền Nguyễn Thanh Trúc
Ngày nhận: 08/07/2019
Đã sửa đổi: 12/09/2019
Ngày chấp nhận: 20/09/2019
Ngày đăng: 01/10/2019

Chi tiết

Các trích dẫn
Nguyễn Văn Đạt, Trần Minh Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thanh Trúc. "Sự phổ biến của Acesulfame K trong đồ uống không cồn đang được kinh doanh tại Bình Dương năm 2018 và tuân thủ về khai báo Acesulfame K trên nhãn của doanh nghiệp". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 3, pp. 31-37, 2019
Phát hành
PP
31-37
Counter
713

Main Article Content

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Acesulfame-K (ACK) là một trong những chất làm ngọt nhân tạo có hàm lượng calo thấp trong chế độ ăn hiện đại, mặc dù dữ liệu độc tính của nó được báo cáo cho đến nay được coi là không đầy đủ. Việc lạm dụng ACK trong sản xuất thực phẩm được coi là vấn đề ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng, hàm lượng ACK trong đồ uống không cồn đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương và tỷ lệ tuân thủ về khai báo ACK trên nhãn sản phẩm của doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên toàn bộ 58 mẫu đồ uống không cồn mang thương hiệu khác nhau từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2018 đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Kết quả: Có 50% các sản phẩm đồ uống có đường đang kinh doanh tại tỉnh Bình Dương có chứa ACK trong sản phẩm. Hàm lượng ACK trung bình là 175,2 ± 113,4 mg/L, cao nhất là 481,7 mg/L, thấp nhất là 11,85 mg/L; hàm lượng ACK trung bình cao nhất trong nhóm sản phầm đồ uống hương liệu (208,2 ± 127,9); thấp nhất trong nhóm nước trái cây (99 ± 92,8). Có 65,5% sản phẩm có sử dụng ACK trong thành phần của sản phẩm nhưng không khai báo trên nhãn cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý được biết, do đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các sản phẩm đồ uống có đường và xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp có sử dụng ACK nhưng không khai báo trên nhãn.

Từ khóa:

Acesulfame K, đồ uống không cồn, ghi nhãn, Bình Dương

Trích dẫn

1. Bộ Y tế (2015) Văn bản hợp nhất số 02/VBNH-BYT ngày 15 tháng 6 năm 2015 về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
2. Chính phủ (2017) Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 về nhãn hàng hóa.
3. Chính phủ (2018) "Nghị 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm".
4. Do. B. Lee. Y., Lee. G., Lim. H. S., Yun. S. S., Kwon. H. (2017), "Simultaneous determination of sodium saccharin, aspartame, acesulfame-K and sucralose in food consumed in Korea using high-performance liquid chromatography and evaporative light-scattering detection", Food Addit Contam Part A Chem Anal Control Expo Risk Assess, 34 (5), 666-677.
5. Chi. L. Bian. X., Gao. B., Tu. P., Ru. H., Lu. K. (2017), "The artificial sweetener acesulfame potassium affects the gut microbiome and body weight gain in CD-1 mice", PLoS One, 12 (6), e0178426.
6. Wang. R. Cong. W. N., Cai. H., Daimon. C. M., Scheibye-Knudsen. M., Bohr. V. A., et al. (2013), "Long-term artificial sweetener acesulfame potassium treatment alters neurometabolic functions in C57BL/6J mice", PLoS One, 8 (8), e70257.
7. https://evbn.org/vietnam-beverage-industry-report/ EVBN. (2018) VIETNAM BEVERAGE INDUSTRY REPORT, accessed on 04 September.
8. Janina S.G. D., Angelina P., Celeste M. L. (2013), "Risk assessment of additives through soft drinks and nectars consumption on Portuguese population: A 2010 survey", Food and Chemical Toxicology, 62 (2013), pp. 548 - 553.
9. Containers Kregiel. D. (2015), "Health safety of soft drinks: contents, and microorganisms", Biomed Res Int, 2015, 128697.
10. Labonte. R. Schram. A., Baker. P., Friel. S., Reeves. A., Stuckler. D. (2015), "The role of trade and investment liberalization in the sugar-sweetened carbonated beverages market: a natural experiment contrasting Vietnam and the Philippines", Global Health, 11, 41.
11. The Statistics Portal (2016) Vietnam: Which of the following beverages do you regularly consumer accessed on 04 September 2018.

 Gửi bài