Bìa tạp chí

 

009bet

Nghiên cứu phương pháp xác định một số steviol glycoside trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS/MS)

Lưu Thị Huyền Trang Vũ Thị Kim Oanh Vũ Thị Trang Nguyễn Thị Biển
Ngày nhận: 27/03/2019
Đã sửa đổi:
Ngày chấp nhận: 23/05/2019
Ngày đăng: 31/05/2019

Chi tiết

Các trích dẫn
Lưu Thị Huyền Trang, Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thị Biển. "Nghiên cứu phương pháp xác định một số steviol glycoside trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS/MS)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 2, pp. 23-28, 2019
Phát hành
PP
23-28
Counter
1060

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu này phát triển phương pháp xác định đồng thời mốt số steviol glycoside trong nền mẫu thực phẩm bằng LC-MS/MS. Các chất phân tích được chiết siêu âm ra khỏi nền mẫu bằng methanol ở 40°C trong 60 phút, tách bằng sắc ký lỏng sử dụng cột C18 (100 mm x 2 mm x 3,5 μm), định lượng bằng detector khối phổ với chế độ ESI (-). Thẩm định phương pháp cho kết quả đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 0,1 - 20 µg/mL; RSD 1,74 - 5,01%; độ thu hồi 90 – 105% đạt yêu cầu AOAC. Ứng dụng phương pháp phân tích 19 mẫu thực phẩm thu thập trên thị trường (bao gồm cỏ ngọt khô, đường nguyên liệu cỏ ngọt, trà cỏ ngọt, nước giải khát) cho thấy thành phần các steviol glycoside khác nhau trong các đối tượng mẫu khác nhau nhưng hàm lượng chiếm tỷ lệ lớn là stevioside và steviodioside A.

Từ khóa:

LC-MS, steviol glycoside, thực phẩm

Trích dẫn

1. Tôn Nữ Liên Hương, Võ Hoàng Duy, Dương Mộng Hòa, Đỗ Duy Phúc và Nguyễn Duy Thanh, (2015) “Chiết xuất Stevioside từ cây cỏ ngọt”, Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ, Phần A: Khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường: 36 (2015):73-76
2. Nguyễn Kim Cẩn, Lê Nguyệt Nga (2001),“Định lượng stevioside trong lá cỏ ngọt”, Công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000, Viện dược liệu, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: 125-128.
3. Annie Shirwaikar, Vinit Parmar, Jay Bhagat and Saleemulla Khan ( 2011), “Identification and estimation of stevioside in the commercial samples of stevia leaf and powder by HPTLC and HPLC,Int. J. of Pharm. & Life Sci. (IJPLS), 2, 9, 1050-1058.
4. Claudio Gardana, Martina Scaglianti, Paolo Simonetti (2010) “Evaluation of steviol and its gly cosides in Stevia rebaudiana leaves and commercial sweetener by ultra-high-performance liquid chromatography-mass spectrometry” Journal of Chromatography A, 1217 (2010) 1463–1470.
5. Molina-Calle, M., Sánchez de Medina, V., Delgado de la Torre, M. P., Priego-Capote, F., & Luque de Castro, M. D. (2016). “Development and application of a quantitative method based on L–QqQ MS/MS for determination of steviol glycosides in Stevia leaves”. Talanta, 154(C), 263–269.
6. Paweł Kubica, Jacek Namieśnik, Andrzej Wasik (2015) “Determination of eight artificial sweet eners and common Stevia rebaudiana glycosides in non-alcoholic and alcoholic beverages by reversed-phase liquid chromatography coupled with tandem mass spectrometry” Anal Bioanal Chem, 2015 Feb, 407(5):1505-12
7. R. Amery, E. Jooken, J. Geuns4 and B. Meesschaert. “Determination of steviol glycosides in Various dairy matrices and soy drink”. Centre for Surface Chemistry and Catalysis and Leuven Food Science and Nutrition Research Centre; 2010; Vol. 4; pp.69-82

 Gửi bài