Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định coumarin, cinnamyl alcohol, cinnamaldehyd, acid cinnamic, eugenol, cinnamyl acetat, acid 2-hydroxycinnamic trong quế bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

Lê Việt Ngân Lê Đình Chi Nguyễn Thị Hồng Anh Nguyễn Bích Ngọc Nguyễn Thị Phương Lan Nguyễn Thị Minh Lợi Lê Thị Hồng Hảo
Ngày phát hành 10/03/2020

Chi tiết

Cách trích dẫn
Lê Việt Ngân, Lê Đình Chi, Nguyễn Thị Hồng Anh, Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Minh Lợi, Lê Thị Hồng Hảo. "Xác định coumarin, cinnamyl alcohol, cinnamaldehyd, acid cinnamic, eugenol, cinnamyl acetat, acid 2-hydroxycinnamic trong quế bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 3 - số 1, pp. 11-19, 2020
Phát hành
PP
11-19
Counter
613

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành để tối ưu hóa phương pháp UPLC-PDA xác định đồng thời coumarin, cinnamyl alcohol, cinnamaldehyd, acid cinnamic, eugenol, cinnamyl acetat, acid 2-hydroxycinnamic trong nền mẫu quế và thực phẩm chứa quế. Các chất được chiết ra khỏi nền mẫu bằng methanol, lắc tại nhiệt độ phòng trong 30 phút và được xác định bằng UPLC-PDA với các điều kiện sau: Cột C18 sunfire (250 x 4,6 mm, 5 µm),pha động amoni acetat 30mM và hỗn hợp methanol-acetonitril (50:50) theo chương trình gradient. Phương pháp có độ đặc hiệu tốt, đường chuẩn tuyến tính trong khoảng từ 0,1 đến 100 µg/mL, độ thu hồi trên 80 %, độ lặp lại có RSD < 7,3 %, Giới hạn phát hiện (LOD) của acid 2-hydroxycinnamic, coumarin, cinnamaldehyd, cinnamyl alcohol, eugenol là 1 µg/g; LOD của Acid cinnamic, cinnamyl acetat là 2 µg/g và giới hạn định lượng (LOQ) của acid 2-hydroxycinnamic, coumarin, cinnamaldehyd, cinnamyl alcohol, eugenol là 3 µg/g; LOQ của Acid cinnamic, cinnamyl acetat là 6 µg/g, đáp ứng yêu cầu của AOAC. Phương pháp đã được áp dụng để sơ bộ đánh giá hàm lượng các chất trong một số mẫu quế, thực phẩm và thực phẩm chức năng chứa quế.

Từ khóa:

coumarin, cinnamyl alcohol, cinnamaldehyd, acid cinnamic, eugenol, cinnamyl acetat, acid 2­hydroxycinnamic, HPLC, PDA, quế, cinnamon

Trích dẫn

[1] Trần Cao Sơn, Phạm Xuân Đà, Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Thành Trung, Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học & vi sinh vật. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2010.
[2] K. Abraham, F. Wöhrlin, O. Lindtner, G. Heinemeyer and A. Lampen, “Toxicology and risk assessment of coumarin: Focus on human data”, Molecular Nutrition & Food Research, vol. 54, no. 2 pp. 228­239, 2010.
[3] R. Ananthakrishnan, Preeti Chandra, Brijesh Kumar and K. B. Rameshkumar, “Quantification of coumarin and related phenolics in cinnamon samples from south India using UHPLCESI­QqQLIT­MS/MS method”, International Journal of Food Properties, vol. 2, no. 1, pp.50­57, 2018.
[4] Association of Official Analytical Chemists, AOAC Guidelines for Single Laboratory Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals, 2002.
[5] Association of Official Analytical Chemists, Guidelines for Standard Method Performance Requirements, pp. Appendix F 2016.
[6] J. Blahová and Z. Svobodová, “Assessment of coumarin levels in ground cinnamon available in the Czech retail market”, The Scientific World Journal, vol. 2012.
[7] J. N. Barboza, C. S. M. B. Filho, R. O. Silva, J. V. R. Medeiros and P. Sousa, “An Overview on the Anti­inflammatory potential and antioxidant profile of eugenol”, Oxidative Medicine and Cellular Longevity, vol. 2018, no.6, pp.1­9, 2018.
[8] S. Lungarini, F. Aureli and E. Coni “Coumarin and cinnamaldehyd in cinnamon marketed in Italy: A natural chemical hazard?”, Food Additives & Contaminants: Part A, Chemistry, Analysis, Control, Exposure and Riss Assessment, vol. 25, no. 11, pp. 1297­1305, 2008.
[9] P. V. Rao and S. H. Gan “Cinnamon: A multifaceted medicinal plant”, Evidence­based Complementary and Alternative Medicine, vol. 2014, 2014.
[10] Constanze Sproll, Winfried Ruge, Claudia Andlauer, Rolf Godelmann and Dirk W.Lachenmeier, “HPLC analysis and safety assessment of coumarin in foods”, Food Chemistry, vol. 109, no. 2, pp. 462­469, 2008.
[11] V. J. Bansode, “A review on pharmacological activities of cinnamomum cassia blume”, International Journal of Green Pharmacy, vol. 6, no. 2, pp.102­108, 2012.
[12] Y. H. Wang, B. Avula, N. P. D. Nanayakkara, J. Zhao and I. A. Khan, “Cassia Cinnamon as a Source of Coumarin in Cinnamon­Flavored Food and Food Supplements in the United States”, Journal of Agricultural and Food Chemistry, vol. 6. no. 18, pp. 4470­4476, 2013.

 Gửi bài