Bìa tạp chí

 

009bet

Phân tích đồng thời hàm lượng một số kim loại trong các dược liệu thường dùng để sản xuất thực phẩm chức năng bằng ICP-MS

Đinh Viết Chiến Lê Văn Hà Phạm Công Hiếu Nguyễn Minh Châu Lữ Thị Minh Hiền Trần Ngọc Tụ Phạm Thu Giang Lê Văn Tăng Phùng Vũ Phong
Ngày nhận: 06/01/2020
Đã sửa đổi: 12/02/2020
Ngày chấp nhận: 15/03/2020
Ngày đăng: 31/03/2020

Chi tiết

Các trích dẫn
Đinh Viết Chiến, Lê Văn Hà, Phạm Công Hiếu, Nguyễn Minh Châu, Lữ Thị Minh Hiền, Trần Ngọc Tụ, Phạm Thu Giang, Lê Văn Tăng, Phùng Vũ Phong. "Phân tích đồng thời hàm lượng một số kim loại trong các dược liệu thường dùng để sản xuất thực phẩm chức năng bằng ICP-MS". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 3 - số 1, pp. 29-37, 2020
Phát hành
PP
29-37
Counter
674

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu và tối ưu các điều kiện của thiết bị ICP-MS nhằm phân tích đồng thời 16 nguyên tố kim loại nặng và khoáng chất (Pb, Cd, As, Hg, Sn, Sb, Co, Ni, Cr, Mn, Mo, Se, Cu, Fe, Zn, Al) trong một số loại dược liệu thường sử dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng. Điều kiện vô cơ mẫu trong hệ kín bằng lò vi sóng và hệ hở bằng phương pháp Kjeldahl được đánh giá để có thể áp dụng linh hoạt các phương pháp xử lý mẫu khác nhau trong thực tế. Phương pháp được thẩm định các thông số như đường chuẩn, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ lệch chuẩn tương đối lặp lại RSDr% (0,98 - 19,7%), độ lệch chuẩn tương đối tái lặp RSDR% (2,72 - 23,5%); độ thu hồi R% (80,3 - 109%) đáp ứng các yêu cầu theo quy định của AOAC. Phương pháp đã được áp dụng để phân tích 40 mẫu dược liệu các loại. Kết quả bước đầu cho thấy hàm lượng khoáng chất cao (đồng, sắt, kẽm, mangan), bên cạnh mối nguy ô nhiễm với một số kim loại nặng độc hại như chì, cadmi trong các loại dược liệu.

Từ khóa:

ICP-MS, phương pháp, kim loại nặng, khoáng chất, dược liệu

Trích dẫn

[1] Phạm Thị Thu Hà và Phạm Luận, “Tối ưu hóa quy trình xử lí mẫu thảo dược để xác định một số kim loại nặng bằng phương pháp xử lí ướt trong hệ lò vi sóng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 96, số 8, tr. 75 ­ 79, 2003.
[2] Đinh Thị Trường Giang, “Nghiên cứu xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại trong một số loại nấm linh chi ở vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 20, số 3, 2015.
[3] F. K. Zhu, L. W. Fan, M. Qiao, H. Hao, X. Wang, “Assessment of heavy metals in some wild edible mushrooms from Yunnan Province, China”, Environmental Monitoring andAssessment, vol 179 (1­4), pp. 191­199, 2010.
[4] S.E. Mallikarjuna, A. Rajini, Devendra J. Haware, M.R. Vijavala Kshmi, M.N. Shashirekha and S.Rajarathnam, “Mineral composition of four Edible Mushooms”, Journal of Chemitry, Artical ID 805284, pp. 1­6, 2013.
[5] P. Kalac, L. Svoboda, B. H. Kova, “Contents of cadmium and mercury in edible mushrooms”, Journal of Applied Biomedicine, vol. 2, No. 1, pp. 15­20, 2004.
[6] S. Kamat and R.P. Suryawanshi, “Quantitative Analysis of Toxic Elements by ICP­MS in Herbal Tablets”, Journal of Academia and Industrial Reasearch (JAIR), vol. 3, 2015.
[7] R. Dghaim, S. A. Khatib, H. Rasool, and M. A. Khan, “Determination of heavy metals concentration in traditional herbs commonly consumed in the United Arab Emirates”, Journal of Enviromental and Public Health, vol. 2015, article ID 973878.
[8] P. Ziarati, “Determination of contaminants in some Iranian popular herbal medicines”, Journal of Environmental & Analytical Toxicology, vol. 2, no. 1, pp. 1­3, 2012.
[9] M. Saeed, N. Muhammad, and H. Khan, “Assessment of heavy metal content of branded Pakistani herbal products”, Tropical Journal of Pharmaceutical Research, vol. 10, no. 4, pp.499 ­506, 2011.

 Gửi bài