Cyproheptadin (CYP) là một kháng histamin H1 thường bị trộn trái phép trong các thực phẩm chức năng để kích thích sự thèm ăn, tăng cân của trẻ nhỏ, hiện đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định tại Thông tư 10/2021-BYT. Phương pháp được nghiên cứu sử dụng hệ thống sắc ký lỏng khối phổ hai lần của Agilent Triple Quadrupole 6460 với mảnh 288,1 → 96,1 và 288,1 → 191,2 được lựa chọn để định lượng và định tính. Cột sắc ký XBridge C18 (100 mm × 2,1 mm, 3,5 µm) với pha động gồm acetonitril và acid formic 0,1% được lựa chọn cho phép tách sắc ký. Chất phân tích được chiết bằng methanol và làm sạch bằng hỗn hợp bột PSA (Primary Secondary Amine) và bột C18. Độ thu hồi đạt trong khoảng 80 – 110% và độ đúng của phương pháp đạt yêu cầu về thẩm định phương pháp theo quy định của Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thống (AOAC) ở các mức nồng độ thêm chuẩn trên ba nền mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng cốm, dạng siro và thực phẩm bổ sung dạng sữa bột. Giới hạn phát hiện và định lượng đạt được 0,08 mg/kg và 0,25 mg/kg với nền mẫu siro; 0,15 mg/kg và 0,50 mg/kg với nền mẫu cốm và nền sữa bột. Phương pháp đã được áp dụng để phân tích 30 mẫu thực phẩm chức năng trên thị trường và phát hiện 01 mẫu siro dương tính (hàm lượng 1,67 mg/liều dùng 10 mL). Phương pháp có thể ứng dụng phương pháp để phân tích CYP trong các mẫu thực phẩm chức năng trên thị trường cũng như phát triển để phân tích đồng thời các chất trộn trái phép khác có tính chất và tác dụng tương tự trong các nghiên cứu tiếp theo.
Cyproheptadin, kháng histamin H1, thực phẩm chức năng, LC-MS/MS
[1]. M. K. Church, M. Maurer, F. E. Simons et al., Risk of first-generation H(1)-antihistamines: a GA(2)LEN position paper, Allergy, vol. 65, no. 4, pp. 459-66, 2010.
[2]. S. Madani, O. Cortes, R. Thomas, "Cyproheptadin Use in Children With Functional Gastrointestinal Disorders," Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, vol. 62, no. 3, pp. 409-413, 2016.
[3]. Food and Drug Administration Philippines, FDA Advisory No. 2020-1271, Public Health Warning Against the Purchase and Use of the Following Unregistered Drug Products, 2020.
[4]. Ministry of Health (Vietnam), Circular 10/2021/TT-BYT Prescribing nomenclature list of agents prohibited from production and business of health protection food, 2021.
[5]. Sayann, T. Veeraiah, C. Reddy, "Determination of Cyproheptadine hydrochloride in Pure and Pharmaceutical forms: A Spectrophotometric study," Oriental Journal of Chemistry, nol. 31, no. 3, pp. 1779-1786, 2015.
[6]. Pan Li, Cuifeng Yang, Beibei Liu, "Sensitive Immunochromatographic Assay Using Highly Luminescent Quantum Dot Nanobeads as Tracer for the Detection of Cyproheptadine Hydrochloride in Animal-Derived Food," Frontiers in Chemistry, vol. 8, no. 575, pp. 1-11, 2020.
[7]. P. T. T. Tuyen, "Developing a method to identify some anti-allergy drugs illegally mixed in oriental medicinal products by LC-MS/MS," Master's thesis in pharmacy, Hanoi University of Pharmacy, 2019 (in Vietnamese).
[8]. V. S. Nguyen, H. D. Le, "Validation of LC-MS/MS method for determination of cyproheptadine in dietary supplements," Journal of Food and Nutrition Sciences, vol. 18, no. 2E, pp. 9-15, 2022.
[9]. J. A. Do, J. Kim, J. Choi et al., "Development of a LC-MS/MS method for simultaneous analysis of 20 antihistamines in dietary supplements," Analytical Science and Technology, vol. 28, pp. 86-97, 2015.
[10]. J. Kim, J. Choi, C. Yoon et al., "LC-MS/MS monitoring of 22 illegal antihistamine compounds in health food products from the Korean market," Journal of the Korean Society for Applied Biological Chemistry, vol. 58, pp. 137-147, 2015.
[11]. T. C. Son, Method validation and measurement uncertainty assessment in chemical analysis, Science and Technics Publishing House, 2021 (in Vietnamese).
[12]. AOAC Official Method 2007.01, Pesticide Residues in Foods by Acetonitrile Extraction and Partitioning with Magnesium Sulfate, 2007.