Bìa tạp chí

 

009bet

Nghiên cứu xác định hóa chất độc hại nhóm phthalate trong màng bọc thực phẩm PVC bằng phương pháp GC-MS

Nguyễn Thị Hà Bình Đặng Thu Hiền Nguyễn Ngọc Sơn Trần Cao Sơn
Ngày nhận: 03/02/2023
Đã sửa đổi: 14/05/2023
Ngày chấp nhận: 14/05/2023
Ngày đăng: 30/06/2023

Chi tiết

Các trích dẫn
Nguyễn Thị Hà Bình, Đặng Thu Hiền, Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Cao Sơn. "Nghiên cứu xác định hóa chất độc hại nhóm phthalate trong màng bọc thực phẩm PVC bằng phương pháp GC-MS". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 6 - số 2, pp. 116-125, 2023
Phát hành
PP
116-125
Counter
431

Main Article Content

Tóm tắt

Chất độc hại phthalate có thể thôi nhiễm từ bao bì chứa đựng thực phẩm vào thức ăn đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu xác định nhóm chất này trong các bao bì, màng bọc thực phẩm. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng phương pháp xác định đồng thời 7 phthalate điển hình gồm benzyl butyl phthalate (BBP), dibutyl phthalate (DBP), di(2-ehtylhexyl) phthalate (DEHP), di-n-octyl phthalate (DNOP), diisodecyl phthalate (DIDP), diisononyl phthalate (DINP), di-(2-ethylhexyl) adipate (DEHA) trong mẫu màng bọc thực phẩm bằng phương pháp sắc ký khí (GC-MS) khối phổ sử dụng nội chuẩn. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp cho các chất lần lượt là 0,03; 0,10 mg/kg. Độ thu hồi của phương pháp trong khoảng 82 - 105%. Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) trong khoảng 5,6 - 7,5%. Phương pháp đã được áp dụng hiệu quả để phân tích hàm lượng các phthalate trong 35 mẫu màng bọc thực phẩm thu thập trên thị trường Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy đã phát hiện 10 mẫu có chứa phthalate, trong đó có 3 mẫu chứa DEHA vượt quy định cho phép. Nghiên cứu này góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tham mưu cho cơ quan quản lý về việc bổ sung các quy định an toàn cho màng bọc thực phẩm PVC nói riêng và bao bì tiếp xúc, chứa đựng thực phẩm nói chung.

Từ khóa:

GC-MS, nội chuẩn, phthalate, DBP, BBP, DEHP, DEHA, DNOP, DIDP, DINP

Trích dẫn

[1]. M. T. De a. Freire, “Plasticizers in Brazilian food-packaging materials acquired on the retail market,” Food Additives and Contaminants, vol. 23, no. 1, pp. 93-99, 2006.
[2]. Standards and Specifications for Utensils, Containers and Packages, Part I, II, Ministry of Food and Drug Safety, 2009.
[3]. Commission Regulation (Eu) No 10/2011 Commission Regulation (EU) No 10/2011, Official Journal of the European Union, 2011.
[4]. X. L. Cao, W. Zhao, and R. Churchill, “Occurrence of di-(2-ethylhexyl) adipate and phthalate plasticizers in samples of meat, fish, and cheese and their packaging films,” Journal of Food Protection, vol. 77, vo. 4, pp. 610-620, 2014.
[5]. Y. Tsumura, S. Ishimitsu, A. Kaihara, K. Yoshii II, Y. Nakamura, and Y. Tonogai, “Di(2-ethylhexyl) phthalate contamination of retail packed lunches caused by PVC gloves used in the preparation of foods,” Food Additives and Contaminants, vol. 18, no.6, pp. 569-579, 2010.
[6]. T. M. Tri, L. M. Thuy, N. T. N. Anh, L. T. Trinh, L. Q. Huong, P. T. P. Thao, and N. Q. Trung, “Determination method and distribution of phthalate diesters in beverage collected from Hanoi, Vietnam,” VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, vol. 34, no. 4, pp. 16-20, 2018.
[7]. Circulars 14/2011/TT-BYT, “General guidance on food sampling for inspection, quality control, food hygiene and safety,” 2011.
[8]. AOAC Appendix F, “Methods Committee Guidelines for Standard Method Performance Requirement,” AOAC INTERNATIONAL, 2006.
[9]. T. C. Son, Method Validation and Uncertainty Assessment in Analytical Chemistry, Science and Technics Publishing House, 2021.

 Gửi bài