Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector UV-Vis được nghiên cứu để xác định taxifolin trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong nghiên cứu này, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được đồng nhất mẫu, chiết taxifolin bằng kỹ thuật siêu âm với dung môi methanol. Taxifolin trong dung dịch mẫu thử được tách bằng cột sắc ký pha đảo C18 (250 × 4,6 mm, 5 µm) với pha động gồm methanol và dung dịch acid acetic 0,3% tỷ lệ 40 : 60 sử dụng kỹ thuật đẳng dòng, tốc độ dòng 1,0 mL/phút, bước sóng phát hiện 290 nm. Phương pháp đã được đánh giá về độ đặc hiệu, độ tuyến tính của đường chuẩn, độ lặp lại, độ đúng theo yêu cầu của AOAC. Trong đó đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ taxifolin từ 1,04 đến 78,23 µg/mL cho hệ số xác định R2 = 0,9996. Độ lặp lại được đánh giá qua độ lệch chuẩn tương đối (RSD) tương ứng từ 1,1 - 1,4 % cho thấy phương pháp có độ chụm tốt. Độ đúng được đánh giá qua hiệu suất thu hồi từ 98,1- 105,9 %. Phương pháp đã được áp dụng để xác định hàm lượng taxifolin trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng rắn, dạng lỏng, dạng dầu.
taxifolin, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
[1]. A. Das, R. Baidya, T. Chakraborty, A. K. Samanta, S. Roy, “Pharmacological basic and new insights of taxifolin: A comprehensive review,” Biomedicine & Pharmacotherapy, vol. 142, pp. 1-17, 2021.
[2]. C. J. Yang, Z. B. Wang, Y. Y. Mi, M. J. Gao, J. N. Lv, Y. H. Meng, B. Y. Yang, H. X. Kuang, “UHPLC-MS/MS Determination, Pharmacokinetic, and Biovailability Study of Taxifolin in Rat Plasma after Oral Administration of its Nanodispersion,” Molecules, 21, 494, 2016.
[3]. O. N. Pozharitskaya, M. V. Kalina, A. N. Shikov, V. M. Kosman, M. N. Makarova, V. G. Makarov, “Determination and pharmacokinetic study of taxifolin in rabbit plasma by high-performance liquid chromatography,” Phytomedicine, vol.16, no. 2-3, pp. 244-251, 2009.
[4]. Y. Wei, X. Chen, X. Jiang, Z. Ma, J. Xiao, “Determination of taxifolin in Polygonum orientale and study on its antioxidant activity,” Journal of Food Composition and Analysis, vol. 22, no. 2, pp. 154-157, 2009.
[5]. Priscila A. de Almeida, Carla AP. Bhering, Michele C. Alves, Marcone AL de Oliveira, Nádia RB Raposo, Anderson O. Ferreira, Marcos AF Brandão, “Development, Optimization and Validation of an HPLC-PDA Method for Quantification of Taxifolin in the Bark Extract of Pinus pinaster,” Journal of the Brazilian Chemical Society, vol.27, no. 9, 2016.
[6]. AOAC, “Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance Requirements”, 2016.