Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định các chất nhóm macrolide và tetracycline trong nước bằng phương pháp sắc ký lỏng hai lần khối phổ (LC-MS/MS)

Lê Văn Trọng Nguyễn Thị Thanh Hằng Đỗ Quang Huy Nguyễn Mạnh Khải
Ngày nhận: 21/07/2020
Đã sửa đổi: 18/09/2020
Ngày chấp nhận: 18/09/2020
Ngày đăng: 30/09/2020

Chi tiết

Các trích dẫn
Lê Văn Trọng, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Mạnh Khải. "Xác định các chất nhóm macrolide và tetracycline trong nước bằng phương pháp sắc ký lỏng hai lần khối phổ (LC-MS/MS)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 3 - số 3, pp. 173-182, 2020
Phát hành
PP
173-182
Counter
906

Main Article Content

Tóm tắt

Kháng sinh là chất có thể gây ô nhiễm ở nồng độ thấp và được thấy trong môi trường nước ở khoảng nồng độ ng/L. Việc xác định các chất có hàm lượng vết đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và độ chính xác cao. Phương pháp sắc ký lỏng hai lần khối phổ (LC-MS/MS) với khả năng xác định các chất ở nồng độ ppt và ppb phù hợp để định lượng các chất nhóm macrolide và tetracycline trong nước. Phương pháp phân tích sử dụng hệ thống Agilent Triple Quard 6460 LC-MS/MS với nguồn phun ion hóa điện tử chế độ ion dương, cột phân tích Agilent XDB C18 (1,8 µm × 2,1 × 100 mm) và tiền cột Agilent Eclipse SDB C18 (2,1 × 5 mm × 1,8 µm). Dung môi pha động acetonitrile và HCOOH 0,1%. Làm sạch mẫu bằng cột chiết pha rắn Oasis PRiME HLB 3cc (150 mg). Phương pháp được đánh giá dựa trên độ đặc hiệu, độ thu hồi, độ lặp lại và ước lượng độ không đảm bảo đo. Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp đối với các chất phân tích là 0,03 µg/L. Độ thu hồi nằm trong khoảng 85,23 - 117,70%; độ lặp lại (RSDr) nằm trong khoảng 2,20 - 12,45%.

Từ khóa:

kháng sinh, macrolides, tetracyclines, LC-MS/MS

Trích dẫn

[1]. Suzuki, S., & Hoa, P. T. P., “Distribution of quinolones, sulfonamides, tetracyclines in aquatic environment and antibiotic resistance in Indochina”, Frontiers in Microbiology, vol. 3, no. 67, 2012.
[2]. Liu, X., Guo, X., Liu, Y., Lu, S., Xi, B., Zhang, J., & Bi, B., “A review on removing antibiotics and antibiotic resistance genes from wastewater by constructed wetlands: performance and microbial response”, Environmental Pollution, vol. 254, 112996, 2019.
[3]. Bộ Nông nghiệp, “Ban hành danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng”, Phụ lục 3/TT15-2009/BNN, 2009.
[4]. Binh, V. N., Dang, N., Anh, N. T. K., & Thai, P. K., “Antibiotics in the aquatic environment of Vietnam: sources, concentrations, risk and control strategy”, Chemosphere, vol. 197, pp. 438-450, 2018.
[5]. Kümmerer, K, “Antibiotics in the aquatic environment e a review e Part II”, Chemosphere, vol. 75, pp. 435-441, 2009.[6]. Le, T.X., Munekage, Y., Kato, S., “Antibiotic resistance in bacteria from shrimp farming in mangrove areas”, Science of the Total Environment, vol. 349, pp. 95-105, 2005.
[7]. Kim, Y., Choi, K., Jung, J., Park, S., Kim, P.G., Park, J., “Aquatic toxicity ofacetaminophen, carbamazepine, cimetidine, diltiazem and six majorsulfonamides, and their potential ecological risks in Korea”, Environment International, vol. 33, pp. 370-375, 2007.
[8]. Fatta-Kassinos, D., Meric, S., & Nikolaou, A., “Pharmaceutical residues in environmental waters and wastewater: current state of knowledge and future research”, Analytical and bioanalytical chemistry, vol. 399, no. 1, pp. 251-275, 2011.
[9]. Lin, A. Y. C., Yu, T. H., & Lin, C. F., “Pharmaceutical contamination in residential, industrial, and agricultural waste streams: risk to aqueous environments in Taiwan”, Chemosphere, vol. 74, no. 1, pp. 131-141, 2008.
[10]. Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2010.
[11]. Hoa, P.T.P., Managaki, S., Nakada, N., Takada, H., Shimizu, A., Anh, D.H., Viet, P.H., Suzuki, S., “Antibiotic contamination and occurrence of antibiotic-resistant bacteria in aquatic environments of northern Vietnam”, Science of the Total Environment, vol. 409, pp. 2894-2901, 2011.

 Gửi bài