Bìa tạp chí

 

009bet

Đánh giá khả năng nhiêm Listeria monocytogenes, staphy-lococcus aureus và salmonella SPP. Trong các mẫu sữa thu thập tại Gia Lâm và Ba Vì, Hà Nội đầu năm 2019

Nguyễn Thị Minh Huyền Trần Thị Hoa Ninh Thị Tuyết Lan Trần Thị Hiền
Ngày nhận: 30/06/2019
Đã sửa đổi: 24/11/2019
Ngày chấp nhận: 30/11/2019
Ngày đăng: 31/12/2019

Chi tiết

Các trích dẫn
Nguyễn Thị Minh Huyền, Trần Thị Hoa, Ninh Thị Tuyết Lan, Trần Thị Hiền. "Đánh giá khả năng nhiêm Listeria monocytogenes, staphy-lococcus aureus và salmonella SPP. Trong các mẫu sữa thu thập tại Gia Lâm và Ba Vì, Hà Nội đầu năm 2019". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 4, pp. 22-32, 2019
Phát hành
PP
22-32
Counter
559

Main Article Content

Tóm tắt

Sữa và các sản phẩm sữa từ các hộ chăn nuôi bò sữa xung quanh Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào sản lượng sữa được tiêu thụ tại Hà Nội. Việc sử dụng sữa tươi hay sữa thanh trùng đã trở nên khá thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Sữa tươi được bày bán rất nhiều tại một số các cửa hàng trên dọc các trục đường ven đô đặc biệt là ở vùng Xuân Mai, Ba Vì, Hà Nội hay Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Các loại sữa này phần lớn đã được thanh trùng và đóng chai. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng nhiễm các loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm trong sữa và các sản phẩm sữa này để đánh giá sự an toàn khi tiêu thụ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số mẫu sữa đã thanh trùng và sữa chưa thanh trùng được thu thập để kiểm tra sự có mặt của một số vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Salmonella spp. bằng phương pháp PCR. Đây là một phương pháp kiểm tra nhanh và chính xác do có khả năng nhân bản gene đặc hiệu riêng cho từng vi khuẩn cần nhận biết. Trong 49 mẫu thu thập, có 23 mẫu sữa chưa thanh trùng, 12 mẫu sữa đã thanh trùng và 14 mẫu sữa chua. Kết quả cho thấy có 01 mẫu sữa dê đã thanh trùng có khả năng nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus và 01 mẫu sữa tươi chưa thanh trùng có khả năng nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes. Tất cả các mẫu sữa và sữa chua đều âm tính với Salmonella spp. Các mẫu nhiễm khuẩn này đã được khẳng định bằng cách đọc trình tự gene.

Từ khóa:

Vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm, sữa, nhiễm khuẩn, Hà Nội

Trích dẫn

1. Năm 2018 ­ Những nỗ lực của ngành Sữa Việt Nam (15/1/2019). Hiệp hội Sữa Việt Nam.
2. Otto Garcia et. al. (2006), “The Economics of Milk Production in Hanoi, Vietnam with Particular Emphasis on Small­scale Producers”, FAO, PPLPI Working Paper No.33.
3. Nguyen Anh Phong, (2015), “Small holder involvement in Vinamilk supply chain, Vietnam”, FAO
4. Mahendra Pal et. al. (2016), “Bacterial Contamination of Dairy Products”, Beverage & Food World, 9 (43), 40 ­ 43.
5. Edward M. Fox et. al. (2017), “Editorial: Microbial Food Safety along the Dairy Chain”, Frontiers in Microbiology, (8), 1612.
6. Jin­Qiang Chen et. al. (2017), “PCR­based methodologies for detection and characterization of Listeria monocytogenes and Listeria ivanovii in foods and environmental sources”, Food Science and Human Wellness, (6), 39 ­ 59.
7. Konstantia Halatsi et. Al, “PCR detection of Salmonella spp. using primers targeting the quorum sensing gene sdiA”, FEMS Microbiol Lett 259 (2006), 201 ­ 207.
8. Joseph Odumeru. (2002), “Current Microbial Concerns in the Dairy Industry”, Food Safety magazine.
9. Odd G. Brakstad et. al. (1992), “Detection of Staphylococcus aureus by Polymerase Chain Reaction Amplification of the nuc Gene”, Journal of Clinical Microbiology, 7 (30), 1654 ­ 1660.
10. Thúy An (2017). Hậu Giang: Trẻ ngộ độc do uống sữa có vi khuẩn Staphylococcus aureus. Quân đội Nhân dân online 06/11/201711. Minh Nhật (2018). Cảnh báo về “thủ phạm” gây ra các vụ ngộ độc tập thể. daibieunhandan.vn online 16/12/2018
12. Yi Wang et. al. (2014), “Rapid and sensitive detection of Listeria monocytogenes by cross­priming amplification of lmo0733 gene”, FEMS Microbiol Lett, 361, 43 ­ 51.
13. Eliezer Avila Gandra et. al. (2016), “Detection by multiplex PCR of Staphylococcus aureus, S. intermedius and S. hyicus in artifcially contaminated milk”, Ciência Rural, Santa Maria, v.46, n.8, 1418­1423
14. KLM Moganedi et. al. (2007), “Optimisation of the PCR­invA primers for the detection of Salmonella in drinking and surface waters following a pre­cultivation step”, Water SA, Vol. 33 No. 2.
15. M. Radhika et. al., “A novel multiplex PCR for the simultaneous detection of Salmonella enterica and Shigella species”, Journal of Microbiology Online, ISSN 1678 ­ 4405
16. Kumar S., Balakrishna K. & Batra H. (2006), “Detection of Salmonella enterica serovar Typhi (S. Typhi) by selective amplification of invA, viaB, fliC- d and prt genes by poly merase chain reaction in mutiplex format”, Letters in Applied Microbiology, 2 (42), 149 ­ 154.

 Gửi bài