Bìa tạp chí

 

009bet

Ứng dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ tứ cực/ thời gian bay (UPLC-QTOF-MS) để giám sát tồn dư kháng sinh trong thịt cá

Nguyễn Văn Chính Đặng Mai Tuyết Trang Đoàn Thị Trúc Kha Cao Thị Quỳnh Mai Lê Văn Thiện Bùi Huy Hoàng Lâm Văn Tú
Ngày phát hành 05/09/2019

Chi tiết

Cách trích dẫn
Nguyễn Văn Chính, Đặng Mai Tuyết Trang, Đoàn Thị Trúc Kha, Cao Thị Quỳnh Mai, Lê Văn Thiện, Bùi Huy Hoàng, Lâm Văn Tú. "Ứng dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ tứ cực/ thời gian bay (UPLC-QTOF-MS) để giám sát tồn dư kháng sinh trong thịt cá". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 3, pp. 24-30, 2019
Phát hành
PP
24-30
Counter
969

Main Article Content

Tóm tắt

Tồn dư kháng sinh trong thịt và sản phẩm động vật là một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của cả xã hội vì những ảnh hưởng và nguy cơ mà nó gây ra cho sức khỏe con người, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh. Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh đang được sử dụng trên thị trường với nhiều đặc tính sinh học và hóa học khác nhau. Do đó, việc giám sát, theo dõi các chất tồn dư trong thịt và sản phẩm động vật thông qua kiểm nghiệm mẫu là việc làm cần thiết. Các phương pháp sắc ký lỏng, ELISA trong thời gian qua là phương pháp được nhiều phòng thử nghiệm sử dụng để thực hiện phân tích mẫu tìm những chất, nhóm chất tồn dư cụ thể. Hiện nay, kỹ thuật Khối phổ thời gian bay (Time-Of-Flight - TOF) là một phương pháp mới, hiện đại có độ chính xác khối cao đã được một số phòng xét nghiệm ứng dụng để thực hiện kiểm nghiệm sàng lọc, phát hiện các chất, nhóm chất tồn dư trong thực phẩm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ thống sắc ký lỏng ghép nối tứ cực thời gian bay (UPLC-QTOF-MS) để kiểm nghiệm sàng lọc, phân tích tồn dư kháng sinh, chất cấm khác nhau thuộc các nhóm như Sulfonamid, Quinolone, Tetracycline, Beta- Agonist… và một số loại độc tố khác trong mẫu thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá. Kết quả bước đầu thực hiện kiểm nghiệm sàng lọc đối với 93 mẫu khảo sát được thu thập ngẫu nhiên đã phát hiện tồn dư một số loại kháng sinh như Amoxicillin, Cefalexin và Ampicillin.

Từ khóa:

Giám sát, tồn dư, kháng sinh, thịt, cá, QTOF-MS

Trích dẫn

1. Chỉ thị số 1865/CT-BNN-BYT ngày 04/03/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Quyết định 127/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện giám sát quốc gia về kháng kháng sinh”.
3. Data sheet 5991-5500EN, Agilent 6545 Q-TOF Specification.
4. Qiang Lv, Fenglei Luo, Xiaoyong Zhao, Yu Liu, Guibing Hu, Chongde Sun, Xian Li, Kunsong Chen (2015),“Identification of Proanthocyanidins from Litchi (Litchi chinensis Sonn.) Pulp by LC-ESI-QTOF-MS and Their Antioxidant Activity”, PLoS ONE, 10(3).
5. Annalaura Restivo, Ilaria Degano, Erika Ribechini, Maria Perla Colombini (2014), “Development and Optimisation of an HPLC-DAD-ESI-Q-ToF Method for the Determination of Phenolic Acids and Derivatives”, PLoS ONE 9(2).
6. Hui Li, Weifeng Yao, Qinan Liu, Jia Xu, Beihua Bao, Mingqiu Shan, Yudan Cao, Fangfang Cheng, Anwei Ding, Li Zhang (2017), “Application of UHPLC-ESI-Q-TOF-MS to Identify Multiple Constituents in Processed Products of the Herbal Medicine Ligustri Lucidi Fructus”, Molecules, 22, 689.
7. Hailin Zhu, Hongqiang Lin, Jing Tan, Cuizhu Wang, Han Wang, Fulin Wu, Qinghai Dong, Yunhe Liu, Pingya Li, Jinping Liu (2018), “UPLC-QTOF/MS-Based Nontargeted Metabolomic Analysis of Mountain- and Garden-Cultivated Ginseng of Different Ages in Northeast China”, Molecules, 24, 33.
8. Application Note 5991-6651EN, Analysis of 122 Veterinary Drugs in Meat Using All Ions MS/MS with an Agilent 1290/6545 UHPLC-Q-TOF System.
9. Piotr Dittwald, Dirk Valkenborg, Jürgen Claesen, Alan L. Rockwood, Anna Gambin (2015), “On the Fine Isotopic Distribution and Limits to Resolution in Mass Spectrometry”, Journal of the American Society for Mass Spectrometry, 26(10), 1732-1745.

 Gửi bài