Bìa tạp chí

 

009bet

Thực hành bảo quản và chế biến thực phẩm của người dân tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2018

Đặng Quang Tân Nguyễn Thị Hải Yến Nguyễn Quang Dũng Lê Thị Hương Phan Thị Kim
Ngày phát hành 01/10/2019

Chi tiết

Cách trích dẫn
Đặng Quang Tân, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Quang Dũng, Lê Thị Hương, Phan Thị Kim. "Thực hành bảo quản và chế biến thực phẩm của người dân tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2018". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 3, pp. 74-80, 2019
Phát hành
PP
74-80
Counter
450

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng thực hành bảo quản và chế biến thực phẩm của người dân tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2018.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 312 người dân được phỏng vấn theo bộ câu hỏi về thực trạng thực hành về bảo quản và chế biến thực phẩm.

Kết quả: Khoảng một nửa số người dân tham gia nghiên cứu có kiểm tra hạn sử dụng các nhóm thực phẩm thường xuyên. Về bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có 78,9% người dân bảo quản thịt trong ngăn phía trên của khoang mát; 90,1% người dân bảo quản rau trong ngăn phía dưới của khoảng mát; 82,9% người dân bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh. Có 78,9% người dân có sử dụng thớt riêng cho thực phẩm sống chín. 55,1% người dân sử dụng dầu thực vật; 32,3% người dân sử dụng cả dầu thực vật và mỡ động vật.

Kết luận: Tỷ lệ người dân có thực hành bảo quản và chế biến thực phẩm chưa cao. Cần tăng cường các chương trình tập huấn, truyền thông về các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm.

Từ khóa:

Bảo quản, chế biến thực phẩm, huyện Đông Anh, Hà Nội

Trích dẫn

1. Thu Hòa (2018), “Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn”, Tạp chí Con số và Sự kiện, tổng cục thống kê số 7/2018 (532).
2. Nguyễn Hải, Phạm Thu (2012), “Gốc rễ, ngọn ngành của ngộ độc tập thể”, truy cập ngày 22/08/2012, tại trang thông tin sức khỏe và đời sống cơ quan ngôn luận Bộ Y tế, http://suckhoedoisong.vn/20120818085352474p61c67/goc-re-ngon-nganh-cua-ngo-doc-tapthe.htm.
3. Quốc hội khóa XII (2010), Luật An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
4. E. Langiano, M. Ferrara, L. Lanni (2012), “Food safety at home: knowledge and practices of consumers”, Z Gesundh Wiss, 20(1), p. 47 - 57.
5. R. Meysenburg, J. A. Albrecht, R. Litchfield (2014), “Food safety knowledge, practices and beliefs of primary food preparers in families with young children. A mixed methods study”, Appetite, 73, p.121 - 131.
6. Lưu Ngọc Hoạt (2014), “Nghiên cứu khoa học y học”, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thùy Dương (2016), “Thực trạng an toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học khu vực nội thành Hà Nội năm 2015”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Đặng Quang Tân, Lê Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Hoài Vũ (2019), “Kiến thức, thực hành của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố Hà Nội năm 2018 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học thực hành, Số 4, tr 35 - 38.
9. Ngô Oanh Oanh (2016), “Thực trạng và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể các trường mầm non của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2016”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Đặng Quang Tân (2019), “Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố Hà Nội năm 2018”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

 Gửi bài