Ngộ độc thực phẩm luôn có xu hướng diễn biến phức tạp và để lại các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bài báo cáo này tiến hành nghiên cứu hồi cứu các vụ NĐTP tại Bà Rịa -Vũng Tàu từ năm 2016 đến năm 2018, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chương trình hành động phù hợp cho sự can thiệp mang tính khoa học khách quan trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết quả nghiên cứu tình hình ngộ độc thực phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 đến 2018 cho thấy trung bình mỗi năm có 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 68 người mắc và 01 người tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất là do vi sinh vật với tỷ lệ 72,41%, kế đến là do thuốc bảo vệ thực vật chiếm 21,83% và thấp nhất là do độc tố tự nhiên với tỷ lệ 5,74%. Các vụ ngộ độc thực phẩm thường xảy ra tại các gia đình (chiếm tỷ lệ 55,56%), các bếp ăn tập thể (22,22%) và các nhà hàng ăn uống (22,22%).
Ngộ độc thực phẩm, số vụ ngộ độc thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, Bà Rịa – Vũng Tàu
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Đề án đảm bảo VSATTP rau, quả, chè và sản phẩm từ thịt giai đoạn 2009-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 111 /QĐ-BNNQLCL ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trang 19-21.
2. Chính phủ (2017), Báo cáo số 211/BC-CP ngày 19/5/2017 về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, trang 25.
3. Đỗ Đức Dũng và cộng sự (2012), “Thực trạng kiến thức về NĐTP của sinh viên Y2 trường Đại học Y Hà Nội”, Tạp chí Y học Cộng đồng, 2016 (Số 31, tháng 5/2016), trang 15.
4. Nguyễn Thùy Dương (2015), Trần Ngọc Tụ và Hoàng Đức Hạnh, “Tình hình NĐTP tại Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014”, Tạp chí Y tế công cộng, tập 10 số 37, trang 34-38.
5. Nguyễn Phan Ái Hà, Lê Hoàng Ninh, Đoàn Lê Thanh Phong, Đặng Văn Chính (2014), “Ngộ độc thực phẩm do Salmonella ở một công ty may thuộc tỉnh Tiền Giang vào tháng 10 năm 2013”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh (Phụ bản Tập 18, Số 6, 2014), trang 428.
6. Phan Thị Thu Hằng (2008), “Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, 146 trang.
7. Lâm Quốc Hùng (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học các vụ ngộ độc thực phẩm trong toàn quốc từ 2002 đến tháng 9 năm 2007”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ IV-2007, số 933+934, trang 213-217.
8. Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Lê Hoàng Ninh và Trịnh Thị Hoàng Oanh (2016), “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người dân tại Tp. HCM năm 2013”, Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, Chuyên đề Y tế công cộng, Tập 20. Số 1.
9. Bùi Quang Lộc, Trương Hữu Hoài (2014), “Tình hình gộ độc thực phẩm tại tỉnh Đắk Lắk từ 2004-2013”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ VII-2014, trang 204-208.
10. Nguyễn Hùng Long (2016), “Thực trạng ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, số 1 (174) 2016, trang 61-64.
11. Bùi Thị Nga và Lâm Quốc Việt (2010), “Hiện trạng sản xuất và lưu tồn thuốc trừ sâu trong đất, nước trên rau Xà lách Xoong tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí Khoa học 2010, Số 14, trang 278-287.
12. Nguyễn Bảo Nhi (2017), “Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm từ các mẫu thực phẩm xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ 01/6/2016-31/5/2017”, Kỷ yếu Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến tham gia Hội nghị KHCN ngành Y tế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu năm 2017, trang 319.
13. Đoàn Lê Thanh Phong (2016), “Đặc điểm dịch tễ các vụ NĐTP tại Tiền Giang từ năm 2006 đến năm 2015”, Tạp chí Y học TP. HCM, Phụ bản Tập 20, Số 05, 2016, trang 209-215.
14. Phạm Thị Đan Phượng và Phan Thị Thanh Hiền (2014), “Thực trạng NĐTP do độc tố Tetrodotoxin ở Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản, số 03, trang 288.