Nguồn thịt cá tươi sống bày bán ngoài chợ thường phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh trong thời gian dài do các hộ tiểu thương không đầu tư thiết bị bảo quản thực phẩm chuyên dụng. Bên cạnh đó, bao nhựa dùng một lần đựng thực phẩm tươi sống trở thành gánh nặng đối với công tác xử lý rác thải và góp phần làm tình hình ô nhiễm trắng ngày càng trầm trọng. Bacteriocin là một chất kháng khuẩn tự nhiên, do vi khuẩn sinh lactic acid tổng hợp, từ lâu đã được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử nghiệm tạo màng cellulose vi sinh (bacterial cellulose, BC) hấp phụ với bacteriocin để tạo màng bọc thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học và hạn chế nhiễm khuẩn thực phẩm.
Màng bacterial cellulose được thu nhận từ quá trình lên men bề mặt của Acetobacterxylinum nuôi trong môi trường chứa 50% nước dừa và 15% sucrose sau 3 ngày đạt độ dày 2 mm và độ ẩm 94%. LAB phân lập từ bắp cải chua, kim chi và sữa chua được kiểm tra bằng kính hiển vi, các phản ứng sinh hóa và định danh bằng khối phổ. Lactobacillus plantarum, dòng phân lập cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất trong 9 dòng đã phân lập, được nuôi cấy để thu bacteriocin thô đạt 100 AU/ml theo phương pháp khuếch tán trên giếng thạch tạo vòng kháng khuẩn to rõ so với đối chứng trên 3 chủng chỉ thị Escherichia coli, Staphylococusaureus và Bacillus subtilis. Màng BC hấp phụ bacteriocin nồng độ 100 AU/mL trong 45 phút có thể bảo quản thực phẩm tươi sống như cá trong 24 giờ (TCVN 8338:2010) và thịt trong 18 giờ (TCVN 7046:2009) ở nhiệt độ thường.
Bacteriocin, màng cellulose, bảo quản thực phẩm, phân hủy sinh học.
1. Azeredo, H.M.C., Barud, H., Farinas, C.S., Vasconcellos, V.M., Claro, A.M.(2019), “Bacterial cellulose as a raw material for food and food packaging applications”, Frontiers in Sustainable Food Systems, 3(7).
2. Cotter, P.D., Hill, C., Ross, R.P. (2005), “Bacteriocins: developing innate immunity for food”, Nature Reviews Microbiology, 3(10), 777-88.
3. Da Silva Sabo, S., Vitolo, M., Gonzalez, J.M.D., Oliveira, R.P.S. (2014), “Overview of Lactobacillus plantarum as a promising bacteriocin producer among lactic acid bacteria”, Food Research International, 64, 527-536.
4. Dos Santos, C.A., dos Santos, G.R., Soeiro, V.S., dos Santos, J.R., Rebelo, M.d.A., Chaud, M.V., Gerenutti, M., Grotto, D., Pandit, R., Rai, M., Jozala, A.F.(2018), “Bacterial nanocellulose membranes combined with nisin: a strategy to prevent microbial growth”, Cellulose, 25(11), 6681-6689.
5. De Vuyst, L., and Leroy, F. (2007),“Bacteriocins from lactic acid bacteria: production, purification,and food applications”, Journal of Molecular Microbiology and Biotechnology, 13(4), 194-199.
6. Kormin, S., Rusul G., Radu, S., Ling, F.H. (2001), “Bacteriocin-producing lactic acid bacteria isolated from traditional fermented food”, The Malaysian journal of medical sciences: MJMS, 8(1), 63-68.
7. Joint annual health review (JAHR) (2015), Ministry of Health of Vietnam, Hanoi.
8. Nguyen T.H., Tran T.T.A. (2008), “Immobilizing Lactococcus lactic cell and applicating bacterial cellulose membrane treated with bacteriocin to preserving pork”, Science & Technology Development, 11(9), 777-88.
9. Ogunbanwo, S.T., Sanni, A.I., and Onilude A.A (2003), “Characterization of bacteriocin produced by Lactobacillus plantarum F1 and Lactobacillus brevis OG1”, African Journal of Biotechnology, 2(8), 219-227.
10. Onda, T., et al. (2002),“Widespread distribution of the bacteriocin-producing lactic acid cocci in Miso-pasteproducts”, Journalof applied microbiology, 92(4), 695-705.
11. Tagg, J.R., and McGiven A. R. (1971), “Assay system for bacteriocins”, Applied microbiology, 21(5), 943.
12. Todorov, S.D., Dicks, L.M.T. (2005), “Lactobacillus plantarum isolated from molasses produces bacteriocins active against Gram-negative bacteria”. Enzyme and Microbial Technology, 36(2-3) 318-326.
13. Vignolo, Graciela M., et al. (1995), “Influence of growth conditions on the production of lactocin 705, a bacteriocin produced by Lactobacillus casei CRL705”, Journal of Applied Bacteriology, 78(1) 5-10.