Bìa tạp chí

 

009bet

Tỷ lệ người khỏe mang vi khuẩn Salmonella spp. tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Nguyễn Lý Hoàng Ngân Nguyễn Đỗ Phúc Huỳnh Thị Kim Phấn Nguyễn Thị Anh Đào
Ngày phát hành 10/04/2019

Chi tiết

Cách trích dẫn
Nguyễn Lý Hoàng Ngân, Nguyễn Đỗ Phúc, Huỳnh Thị Kim Phấn, Nguyễn Thị Anh Đào. "Tỷ lệ người khỏe mang vi khuẩn Salmonella spp. tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 2, pp. 17-22, 2019
Phát hành
PP
17-22
Counter
454

Main Article Content

Tóm tắt

Kết quả khảo sát 226 mẫu phân người khỏe mạnh thu thập từ 4 quận (quận 1, 5, 8 và 9) của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số người mang vi khuẩn Salmonella spp. là 12/226 (5,3%). Có 12 mẫu phân dương tính với Salmonella spp., đã phân lập được 15 chủng Salmonella spp. Ba chủng là S. Indiana (20,0%); S. Typhimurium, S. Rissen và S. Give, mỗi loài có 2 chủng (mỗi loại 13,3%), 1 chủng có kiểu typ huyết thanh O 1 và 1 chủng 9: 1, 5 (mỗi loại 6,7%). Các chủng Salmonella spp. này thuộc nhóm nontyphi (nhóm gây tiêu chảy).

Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella spp. đề kháng kháng sinh cao nhất là Ampicillin, Tetracycline, Chloramphenicol (80,0%); kế đến là Sulfamethoxazole/trimethoprim (66,7%); Nalidixic acid (40,0%); Gentamicin, Ciprofloxacin, Kanamycin (26,7%); đã xuất hiện chủng đề kháng với nhóm Cephalosporin thế hệ 3: Cefotaxime và Ceftazidime, có 3 chủng đề kháng 2 loại kháng sinh này chiếm tỷ lệ (20,0%); chưa có chủng đề kháng Cefoxitin và Fosfomycin.

Từ khóa:

Người khỏe mạnh mang Salmonella spp. tại TP. Hồ Chí Minh

Trích dẫn

1. Anders K.L., Thompson C.N., Van Thuy N.T., et al. (2015), “The epidemiology and aetiology of diarrhoeal disease in infancy in southern Vietnam: a birth cohort study”, Int. J. Infect. Dis, 35, pp. 3-10.
2. Grimont, P.A.D., andWeill, F-X. (2007), “Antigenic Formulae of the Salmonella Serovars”, 9th. WHO Collaborating Center for Reference and Research on Salmonella, Institute Pasteur, Paris, France.
3. CLSI (2017), “Performance standards for antimicrobial susceptibility testing”, Twenty-seventh information supplement (M100-S26). Clinical and Laboratory Standards Institute, Wayne, PA.
4. Trung N.V et al, (2017), “Non•Typhoidal Salmonella Colonization in Chickens and Humans in the Mekong Delta of Vietnam”. Zoonoses Public Health. 64 (2): 94–99.
5. Nguyen D.T.A., Kanki. M., Do N.P..et al. (2016), “Prevalence, antibiotic resistance, and extendedsectrum and AmpC β-lactamase productivity of Salmonella isolates from raw meat and seafood samples in Ho Chi Minh City, Vietnam”. International Journal of Food Microbiology.
6. Nguyen T.V., Le P.V., Le C.H., Weintraub A., (2005), “Antibiotic resistance in diarrheagenic Es cherchia coli and Shigella strains isolated from children in Hanoi,Vietnam”. Antimicrobial Agents and Chemotherapy 49, 816-819.
7. Crump J.A., Medalla F.M., Joyce K.W., et al. (2011), “Antimicrobial resistance among invasive nontyphoidal Salmonella enterica isolates in the United States: National Antimicrobial Resistance MonitoringSystem, 1996 to 2007”. Antimicrobial Agents and Chemotherapy 55, 1148-1154.
8. Pham D.K., Chu J., Do N.T., et al. (2015), “Monitoring antibiotic useand residue in freshwater aquaculture for domestic use in Vietnam”, Ecohealth 12, 480-489.
9. Thai T.H., Hirai T., Lan N.T., Yamaguchi R., (2012), “Antibiotic resistance profile of Salmonella serovar isolated from retail pork and chicken meat in North Vietnam”, International Journal of Food Microbiology 156, 147-151.
10. Liam B., Katie L. H., Daniele M., et al. (2014), “Resistance to third-generation cephalosporins in human non-typhoidal Salmonella enterica isolates from England and Wales, 2010–12”, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, Volume 69: 977 –981.
11. Whichard J.M., Gay K., Stevenson J.E., et al. (2007), “Human Salmonella and concurrent decreased susceptibility to quinolones and extended-spectrum cephalosporins”. Emerg Infect Dis 13 (11):1681-1688.
12. “Testing process - Medical Microbiology”, Medical Publishing House, Hanoi, 2013, page 247-257

 Gửi bài