Bìa tạp chí

 

009bet

Nghiên cứu đánh giá an toàn vi sinh và kim loại nặng của bột sinh khối nấm thượng hoàng thu được qua lên men chìm

Nguyễn Thị Minh Huyền Trần Thị Hoa Ninh Thị Tuyết Lan Phạm Thị Lệ Đỗ Thị Mến Trần Thị Hiền
Ngày nhận: 10/01/2020
Đã sửa đổi: 20/02/2020
Ngày chấp nhận: 22/03/2020
Ngày đăng: 31/03/2020

Chi tiết

Các trích dẫn
Nguyễn Thị Minh Huyền, Trần Thị Hoa, Ninh Thị Tuyết Lan, Phạm Thị Lệ, Đỗ Thị Mến, Trần Thị Hiền. "Nghiên cứu đánh giá an toàn vi sinh và kim loại nặng của bột sinh khối nấm thượng hoàng thu được qua lên men chìm". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 3 - số 1, pp. 20-28, 2020
Phát hành
PP
20-28
Counter
499

Main Article Content

Tóm tắt

Nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus) được biết đến là một loại nấm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Nấm được sử dụng ở hầu hết các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và hiện tại ở Việt Nam. Do nấm sinh trưởng chậm và bị khai thác quá mức trong điều kiện tự nhiên nên hiện nay nấm được nuôi trồng nhân tạo ở các nước trên. So với trồng nấm trên giá thể là thân gỗ mục thì việc trồng nấm ở dạng sinh khối trong môi trường lỏng cũng có một số ưu thế như thời gian được rút ngắn và chủ động trong quy mô nhân giống. Trong nghiên cứu này, sinh khối nấm Thượng Hoàng được nuôi cấy trong môi trường lỏng đã tối ưu hóa, sấy thăng hoa, nghiền thành bột mịn và đánh giá độ an toàn về mặt vi sinh cũng như lượng tồn dư Asen và Chì, để đảm bảo thành phẩm sinh khối đạt tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng. Kết quả thu được như sau: tổng số vi sinh vật hiếu khí là 2,2 × 10­4 CFU/g, Coliforms < 1,0 × 101 CFU/g, Staphylococci có phản ứng dương tính với Coagulase < 1,0 ×101 CFU/g, tổng số nấm men-mốc < 1,0 × 101 CFU/g, không có E.coli, Clostridium perfringens và Salmonella spp.. Ngoài ra chúng tôi không tìm thấy Asen và Chì trong mẫu xét nghiệm.

Từ khóa:

Sinh khối, nấm Thượng Hoàng, nuôi cấy, môi trường lỏng, vi sinh, kim loại nặng, an toàn

Trích dẫn

[1] J. G. Han, M. W. Hyun, C. S. Kim, J. W. Jo , J. H. Cho , K. H. Lee, W. S. Kong, S. K. Han, J. Oh and G. H. Sung, “Species identity of Phellinus linteus (sanghuang) extensively used as a medicinal mushroom in Korea”, Journal of Microbiology, vol 54, no. 4, pp. 290­295, 2016.
[2] J. J. Pei, Z. B. Wang, H. L. Ma, J. K. Yan, “Structural features and antitumor activity of a novel polysaccharide from alkaline extract of Phellinus linteus mycelia,” Carbohydrate Polymers, vol. 115, pp. 472­477, 2015.
[3] C. J. Lin, H. M. Lien, H. Y. Chang, C. L. Huang, J. J. Liu, Y. C. Chang, C. C. Chen and C. H. Lai, “Biological evaluation of Phellinus linteus­fermented broths as anti­inflammatory agents”, Journal of Bioscience and Bioengineering, vol. 118, no. 1, pp. 88­93, 2014.
[4] I. K. Lee and B. S Yun, “Highly oxygenated and unsaturated metabolites providing a diversity of hispidin class antioxidants in the medicinal mushrooms Inonotus and Phellinus”, Bioor­ganic & Medicinal Chemistry, vol 15, no. 10, pp. 3309­3314, 2007.
[5] T. Zhu, S. H. Kim and C. Y. Chen, “A medicinal mushroom: Phellinus linteus”, Current Medicinal Chemistry, vol 15, no 13, pp. 1330­1335, 2008.
[6] J. E. Ramberg, E. D. Nelson, R. A. Sinnott, “Immunomodulatory dietary polysaccharides: a systematic review of the literature”, Nutrition Journal, vol. 9, no. 54, 2010.
[7] I. K. Lee and B. S. Yun, “Styrylpyrone­class compounds from medicinal fungi Phellinus and Inonotus spp., and their medicinal importance”, The Journal of Antibiotics (Japan), vol. 64, no. 5, pp. 349­359, 2011.
[8] I. H. Park, S. Y. Jeon, H. J. Lee, S. I. Kim and K. S. Song, “A beta­secretase (BACE1) inhibitor hispidin from the mycelial cultures of Phellinus linteus”, Planta Medica, vol. 70,no. 2, pp. 143­146, 2004.
[9] H. J. Hwang, S. W. Kima, J. W. Choi and J. W. Yun, “Production and characterization of exopolysaccharides from submerged culture of Phellinus linteus KCTC 6190”, Enzyme and Microbial Technology, vol. 33, no. 2­3, pp. 309­319, 2003.
[10] W. S. Jo, Y. H. Rew, S. G. Choi, G. S. Se, J. M. Sung and J. Y. Uhm, “The culture conditions for the mycelial growth of Phellinus spp.”, Mycrobiology, vol. 34, no. 4, pp. 200­205, 2006.
[11] J. W. Lee, S. J. Baek and Y. S. Kim, “Submerged culture of Phellinus linteus for mass production of polysaccharides”, Mycrobiology, vol. 36, no. 3, pp.178­182, 2008.

 Gửi bài