Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định đồng thời hàm lượng dạng Cr (III) và Cr (IV) trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp LC-ICP-MS

Phạm Công Hiếu Lê Văn Hà Nguyễn Minh Châu Lữ Thị Minh Hiền Đinh Viết Chiến Nguyễn Trung Hiếu Nguyễn Văn Ri
Ngày nhận: 02/03/2020
Đã sửa đổi: 01/06/2020
Ngày chấp nhận: 01/06/2020
Ngày đăng: 30/06/2020

Chi tiết

Các trích dẫn
Phạm Công Hiếu, Lê Văn Hà, Nguyễn Minh Châu, Lữ Thị Minh Hiền, Đinh Viết Chiến, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Văn Ri. "Xác định đồng thời hàm lượng dạng Cr (III) và Cr (IV) trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp LC-ICP-MS". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 3 - số 2, pp. 87-95, 2020
Phát hành
PP
87-95
Counter
1038

Main Article Content

Tóm tắt

Crom thường được bổ sung trong một số loại thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hay trong các sản phẩm sữa bổ sung vi chất. Trong tự nhiên Crom tồn tại các dạng oxi hóa với độc tính khác nhau, do đó cần thiết phải xác định các dạng Crom để đánh giá chính xác mối nguy an toàn thực phẩm. Trong nghiên cứu này, dạng Cr (III) và Cr (VI) được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ plasma cao tần cảm ứng (LC-ICP-MS) sử dụng chế độ va chạm (collision cell). Các thông số quan trọng được tối ưu như: nồng độ chất tạo phức, ảnh hưởng của pH, tốc độ dòng pha động, dung môi chiết, nhiệt độ và thời gian chiết. Phương pháp cho thấy có độ đặc hiệu tốt, giới hạn phát hiện của Cr (III) là 20 µg/kg, Cr (VI) là 10 µg/kg. Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại của Cr (III) là 1,96% và của Cr (VI) là 7,78%. Độ thu hồi của Cr (III) và Cr (VI) tại khoảng nồng độ 1 mg/kg lần lượt trong khoảng 91,3 - 98,4% và 89,3 - 96,7%, hoàn toàn đáp ứng theo quy định của AOAC. Phương pháp được ứng dụng phân tích dạng Cr (III) và Cr (VI) trong một số mẫu thực phẩm chức năng trên thị trường, bước đầu cho thấy các mẫu có hàm lượng Cr (III) phù hợp với công bố trên nhãn sản phẩm và đều không phát hiện dạng Cr (VI) độc hại.

Từ khóa:

Các dạng Crom, Cr (III), Cr (VI), thực phẩm chức năng, LC-ICP-MS.

Trích dẫn

[1] D. G. Barceloux, “Chromium,” Clinical Toxicology, vol. 3, no.2, pp. 173­194,1999.
[2] J. Kotaś, Z. Stasicka, “Chromium occurrence in the environment and methods of its speciation,” Environmental Pollution, vol. 107, no. 3, pp. 263­283, 2000.
[3] J. Emsley, “Chromium”, Nature’s Building Blocks: An A­Z Guide to the Elements, Oxford, England, UK: Oxford University Press, pp. 495­498, 2001.
[4] H. Gurleyuk, “Determination of chromium (III) and chromium (VI) using suppressed ion chromatography inductively coupled plasma mass spectrometry”, Journal of Analytical Atomic Spectrometry, vol. 16, no. 9, pp. 926­930, 2001.
[5] R. A. Gonzalez, K. Ndung’u, AR. Flegal, “Natural Occurrence of Hexavalent Chromium in the Aromas Red Sands Aquifer, California”, Environmental Science and Technology, vol. 39, no. 15, pp. 5505­5511, 2005.
[6] S. Catalani, J. Fostinelli, M. E. Gilberti, P. Apostoli, “Application of a metal free high performance liquid chromatography with inductively coupled plasma mass spectrometry (HPLC­ICP­MS) for the determination of chromium species in drinking and tap water”, International Journal of Mass Spectrometry, vol. 387, pp. 31­37, 2015.
[7] H. Ernstberger, K. Neubauer, “Chromium Speciation in Water by HPLC/ICP­MS”, Perkin Elmer Appl. Note, 2015.
[8] L. Ya­An, J. Shiuh­Jen, A. C. Sahayam, H. Yeou­Lih, “Speciation of chromium in edible animal oils after microwave extraction and liquid chromatography inductively coupled plasma mass spectrometry”, Microchemical Journal, vol. 28, pp. 274­278, 2016.

 Gửi bài