Bìa tạp chí

 

009bet

Phân tích đồng thời một số chất gây dị ứng từ hạt trong sản phẩm bánh bằng LC-MS/MS

Trần Trung Thành Nguyễn Thị Hồng Ngọc Bùi Cao Tiến Phùng Công Lý Nguyen Hữu Võ Đặng Thị Ngọc Lan
Ngày nhận: 26/07/2024
Đã sửa đổi: 26/08/2024
Ngày chấp nhận: 26/08/2024
Ngày đăng: 19/10/2024

Chi tiết

Các trích dẫn
Trần Trung Thành, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Bùi Cao Tiến, Phùng Công Lý, Nguyen Hữu Võ, Đặng Thị Ngọc Lan. "Phân tích đồng thời một số chất gây dị ứng từ hạt trong sản phẩm bánh bằng LC-MS/MS". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 7 - số 4, pp. 589-600, 2024
Phát hành
PP
589-600
Counter
53

Main Article Content

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, bốn chất gây dị ứng từ hạt được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS) với cột XSelect HSS C18 SB pha đảo (100 mm x 2,1 mm, 3,5 µm). Chương trình dung môi gradient sử dụng axit formic 0,1% trong nước và axit formic 0,1% trong axetonitril, với tốc độ dòng 0,5 mL/phút, nguồn ion hóa phun điện tử dương (ESI+) và chế độ theo dõi đa phản ứng (MRM). Phương pháp này đã được xác nhận theo hướng dẫn của Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thức (AOAC). Kết quả cho thấy phương pháp này có độ đặc hiệu tốt, với đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ 30,5 – 1220 µg/g đối với hạnh nhân, 102 – 4080 µg/g đối với hạt điều, 128 – 5120 µg/g đối với hạt phỉ, 122 - 4880 µg/g đối với hạt dẻ cười. Giới hạn phát hiện là 9 µg/g đối với hạnh nhân, 30,6 µg/g đối với hạt điều, 38,4 µg/g đối với quả phỉ và 36,6 µg/g đối với hạt dẻ cười, trong khi giới hạn định lượng là 30,5 µg/g đối với hạnh nhân, 102 µg/g đối với hạt điều, 128 µg/g đối với quả phỉ và 122 µg/g đối với hạt dẻ cười. Độ lặp lại và độ chính xác của phương pháp đạt yêu cầu AOAC. Phương pháp được sử dụng để phân tích hàm lượng 4 chất gây dị ứng (hạnh nhân, hạt điều, hạt phỉ và hạt dẻ cười) trong 10 mẫu bánh kẹo tại khu vực Hà Nội. Kết quả chỉ ra rằng ba mẫu chứa chất gây dị ứng không được công bố trên nhãn thực phẩm.

Từ khóa:

Dị nguyên hạt, LC-MS/MS, bánh quy.

Trích dẫn

[1]. U.S Food & Drug Administration, "Food Allergies: What You Need to Know," 16/08/2024. [Online]. Available: https://www.fda.gov/food/buy-store-serve-safefood/food-allergies-what-you-need-know.
[2]. L. Christie, R. J. Hine, J. G. Parker and W. Burks,"Food allergies in children affect nutrient intake and growth," Journal of the American Dietetic Association, 102(11), 1648-1651, 2002.
[3]. U.S Food & Drug Administration, "Food Allergen Labeling and Consumer Protection Act of 2004 (FALCPA)," FDA, 2004.
[4]. J. Heick, M. Fischer, and B. Pöpping, "First screening method for the simultaneous detection of seven allergens by liquid chromatography mass spectrometry," Journal of Chromatography A, 1218(7), 938–943, 2011.
[5]. L. S. New, A. Schreiber, J. Stahl-Zeng, L. Hua-Fen, "Simultaneous Analysis of Multiple Allergens in Food Products by LC-MS/MS," Journal of AOAC INTERNATIONAL, 101(1), 132–145, 2018.
[6]. A. Torii, Y. Seki, C. Arimoto, N. Hojo, K. Iijima, et al., "Development of a simple and reliable LC-MS/MS method to simultaneously detect walnut and almond as specified in food allergen labelling regulations in processed foods," Current Research in Food Science, 6, 100444, 2023.
[7]. M. P. Doyle, F. Diez-Gonzalez, and C. Hill, "Food microbiology: Fundamentals and frontiers, 5th Edition," Emerging Infectious Diseases, vol. 28, no. 1, 2022.
[8]. Nguyen Thi Minh Hoa, Nguyen Thị Ha Binh, and Tran Cao Son, "Validation of method for the determination of bovine casein in milk and milk products," Vietnam Journal of Food Control, 1(1), 18–24, 2018.
[9]. WHO/IUIS Allergen Nomenclature Home Page. , accessed: 08/23/2024.
[10]. Commission European Commission Implementing Regulation (EU) 2021/808 of 22 March 2021 on the performance of analytical methods for residues of pharmacologically active substances used in food-producing animals and on the interpretation of results as well as on the methods to be used for sampling and repealing Decisions 2002/657/EC and 98/179/EC. Official Journal of the European Union, 84–109.
[11]. M. L. Downs and P. Johnson, "Target Selection Strategies for LC-MS/MS Food Allergen Methods," Journal of AOAC INTERNATIONAL, 101(1), 146–151, 2018.
[12]. V. Paez, W. B. Barrett, X. Deng, et al., "AOAC SMPR® 2016.002," Journal of AOAC INTERNATIONAL, 99(4), 1122–1124, 2016.

 Gửi bài