Bìa tạp chí

 

009bet

Định lượng đồng thời một số thành phần chính trong lá quế (Cinnamomum cassia) bằng HPLC-PDA

Bùi Thị Lan Phương Lê Bảo Trâm Quách Huy Hoàng Trần Văn Ơn Nguyễn Thị Kiều Anh
Ngày nhận: 30/06/2024
Đã sửa đổi: 18/09/2024
Ngày chấp nhận: 22/09/2024
Ngày đăng: 30/09/2024

Chi tiết

Các trích dẫn
Bùi Thị Lan Phương, Lê Bảo Trâm, Quách Huy Hoàng, Trần Văn Ơn, Nguyễn Thị Kiều Anh. "Định lượng đồng thời một số thành phần chính trong lá quế (Cinnamomum cassia) bằng HPLC-PDA". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 7 - số 3, pp. 506-517, 2024
Phát hành
PP
506-517
Counter
23

Main Article Content

Tóm tắt

Lá quế, một bộ phận cây quế được dùng làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu quế và dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm. Trong lá quế, trans-cinnamaldehyd, acid cinnamic là thành phần chính, thường được dùng làm chất đánh dấu trong phương pháp định lượng thành phần quế, ngoài ra trong lá quế có chứa coumarin được quan tâm vì lo ngại nguy cơ gây độc trên gan. Do đó, lựa chọn ba chất này để đánh giá chất lượng lá quế. Mẫu thử được chiết siêu bằng methanol:H2O tỷ lệ 9:1, dịch chiết được phân tích bằng HPLC-PDA với cột C18 (250×4,6 mm, 5 µm), chương trình gradient pha động gồm acetonitrile và acid phosphoric 0,05%, bước sóng phát hiện 280 nm. Phương pháp được thẩm định theo hướng dẫn của AOAC 2016, kết quả độ đặc hiệu phù hợp, khoảng tuyến tính từ 51,90–691,3 µg/mL với coumarin, 1,00-20,10 µg/mL với acid cinnamic và 52,45-609,8 µg/mL với trans-cinnamaldehyd, độ lặp lại tốt với RSD từ 0,46-0,61% độ đúng của coumarin, acid cinnamic và cinnamaldehyd lần lượt là 101,0%, 100,7% và 100,7%, đạt yêu cầu của AOAC. Nghiên cứu đã định lượng được coumarin, acid cinnamic, trans-cinnamaldehyd trong 17 mẫu lá quế C. cassia thu hái tại các tỉnh ở Việt Nam. Kết quả hàm lượng coumarin từ 0,53-2,47%, acid cinnamic từ 0,01-0,08% và trans-cinnamaldehyd từ 0,95-2,56%.

Từ khóa:

Lá quế, cinnamaldehyde, coumarin, HPLC-PDA, định lượng đồng thời

Trích dẫn

[1]. Vo Van Chi, Dictionary of Vietnamese medicinal plants, Medical Publishing House, 2012 (in Vietnamese).
[2]. Ministry of Health, Vietnam Pharmacopoeia V, 2017 (in Vietnamese).
[3]. Anna Vallverdú-Queralt, Jorge Regueiro, Miriam Martínez-Huélamo, José Fernando Rinaldi Alvarenga, Leonel Neto Leal, and R. M. Lamuela-Raventos, "A comprehensive study on the phenolic profile of widely used culinary herbs and spices: rosemary, thyme, oregano, cinnamon, cumin and bay," Food Chemistry, vol. 154, pp. 299-307, 2013.
[4]. Putri Wulandari and Elsa Yuniarti, "Bioactivity Potential and Chemical Compounds of Cinnamomum: Literature Review," Jurnal Penelitian Pendidikan IPA, vol. 9, no. 5, pp. 1-7, 2023.
[5]. Rui Wang, Ruijiang Wang, and Bao Yang, "Extraction of essential oils from five cinnamon leaves and identification of their volatile compound compositions," Innovative Food Science and Emerging Technologies, vol. 10, pp. 289-292, 2009.
[6]. The Korea Food and Drug Administration, The Korea Pharmacopoiea 12th (KP12).
[7]. The Government of the Hong Kong Special Administrative Region of the People’s Republic of China, Hong Kong Chinese Materia Medica Standards, 2009.
[8]. Chinese Pharmacopoeia Commission, Pharmacopoeia of the people's republic of china, 2020.
[9]. United State Pharmacopoeia, USP. 2022.
[10]. European Pharmacopoeia, EP 11. 2023.
[11]. Daniel Brancheau, Brijesh Patel, and Marcel Zughaib, "Do Cinnamon Supplements Cause Acute Hepatitis?," American Journal Case Reports, vol. 16, pp. 250-254, 2005.
[12]. Bui Thi Lan Phuong et al., "Simultaneous quantitative analysis of coumarin, cinnamic acid and cinnamaldehyde in cinnamon bark towards standardization of cinnamon medicinal herbs," Journal of Medicinal Materials, vol. 29, no. 4, pp. 222-228, 2024 (in Vietnamese).
[13]. AOAC INTERNATIONAL, "Guidelines for Standard Method Performance Requirements, Appendix F.," 2016.

 Gửi bài