Bìa tạp chí

 

009bet

Nghiên cứu quy trình tạo mẫu chuẩn kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg) trong rau cải xanh theo phương pháp nhiễm tự nhiên

Trần Hoàng Giang Đinh Viết Chiến Nguyễn Minh Châu Lê Văn Hà Lữ Thị Minh Hiền Phạm Thu Giang Trần Thị Châm
Ngày nhận: 24/07/2024
Đã sửa đổi: 09/09/2024
Ngày chấp nhận: 23/09/2024
Ngày đăng: 30/09/2024

Chi tiết

Các trích dẫn
Trần Hoàng Giang, Đinh Viết Chiến, Nguyễn Minh Châu, Lê Văn Hà, Lữ Thị Minh Hiền, Phạm Thu Giang, Trần Thị Châm. "Nghiên cứu quy trình tạo mẫu chuẩn kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg) trong rau cải xanh theo phương pháp nhiễm tự nhiên". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 7 - số 3, pp. 494-505, 2024
Phát hành
PP
494-505
Counter
143

Main Article Content

Tóm tắt

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Mỗi loại rau đều chứa các chất và có tác dụng khác nhau nhưng chúng đều cung cấp chất dinh dưỡng cho con người. Người ta thấy rằng, nhiều nguyên tố kim loại trong rau có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống và con người. Tuy nhiên, nếu rau bị nhiễm kim loại nặng chúng có thể tích lũy, gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Xác định hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg) trong rau như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm soát an toàn thực phẩm. Do đó, việc sử dụng mẫu chuẩn kim loại nặng (Pb, Cd, As và Hg) trong rau giúp cung cấp giá trị tham chiếu, thước đo độ chính xác đối với kết quả thử nghiệm, qua đó đánh giá chính xác và khách quan quá trình thử nghiệm mẫu. Nghiên cứu này nhằm đưa ra được quy trình tạo mẫu chuẩn phân tích kim loại nặng Pb, Cd, As và Hg trong rau xanh theo phương pháp nhiễm tự nhiên. Các mẫu chuẩn đã đạt được độ đồng nhất và đánh giá ổn định ước tính trong thời gian 627 ngày kể từ ngày sản xuất. Độ không đảm bảo đo trong khoảng từ 7,94 - 15,7%. Các giá trị của mẫu chuẩn phù hợp với nồng độ cần phân tích của các kim loại nặng ở mức nhiễm nồng độ thấp, có thể sử dụng trong các phòng kiểm nghiệm để kiểm soát chất lượng kết quả thử nghiệm các nguyên tố kim loại trong rau.

Từ khóa:

CRM, RM, kim loại nặng, rau

Trích dẫn

[1]. QCVN 8-2:2011/BYT, “National Technical Regulation on Limits of Heavy Metal Contamination in Food,” Vietnam Food Administration, 2011.
[2]. C. Poschenrieder and J. B.i Coll, “Phytoremediation: principles and perspectives,” Contributions to Science, institute d’Edtudis Catalans, Bacelona, pp 333 – 344, 2003.
[3]. National Risk Management Research Laboratory, “Introduction to Phytoremediation,” Office of Research and Development, U.S, Environmental Protection Agency, Cincinnati, Ohio, 45268, 2000.
[4]. R. K. Sharma, M. Agrawal, and F. Marshall, “Heavy metal contamination of soil and vegetables in suburban areas of Varanasi, India,” Ecotoxicology and environmental safety, 66(2), 258-266, 2007.
[5]. M.A.G Maobe, E. Gatebe, L. Gitu, and H. Rotich, “Profile of heavy metals in selected medicinal plants used for the treatment of diabetes, malaria and pneumonia in Kisii Region south west Kenya,” Global Journal of Pharmacoloby, vol. 6, no. 3, pp 245-251, 2012.
[6]. D. E. Salt, R. D. Smith, and I. Raskin, “Phytoremediation,” Annual review of plant biology, 49(1), 643-668, 1998.
[7]. M. A. Radwan and A. K. Salama, “Market Basket Survey for Some Heavy Metals in Egyptian Fruits and Vegetables,” Food and chemical toxicology, 44, 1273–1278, 2006.
[8]. S. Trapmann, A. Botha, T. P. Linsinger, S. Mac Curtain, and H. Emons, “The new International Standard ISO 17034: general requirements for the competence of reference material producers,” Accreditation and Quality Assurance, 22(6), 381-387, 2017.
[9]. ISO guide 35:2017, “Reference materials — Guidance for characterization and assessment of homogeneity and stability”.
[10]. ISO 5725-2:2019 (E), “Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results - Part 2: Basic method for the determination of repeatability and reproducibility of a standard measurement method”.
[11]. Tran Hoang Giang, Dinh Viet Chien, Nguyen Minh Chau, Nguyen Quang Ngoc, and Le Thi Phuong Thao, “Determination performance of ICP-MS heavy metals in food and feed test method through participation of proficiency testing programs,” VietNam Journal of Food Control, Vol.6, No. 3, 272-279, 2023..
[12]. K. An, D. Zhao, Z. Wang, et al, “Comparison of different drying methods on Chinese ginger (Zingiber officinale Roscoe): Changes in volatiles, chemical profile, antioxidant properties, and microstructure,” Food Chemistry, 197, 1292–1300, 2016.
[13]. G. Chew, L. P. Sim, S. Y. Ng, et al, “Development of a mushroom powder Certified Reference Material for calcium, arsenic, cadmium and lead measurements,” Food Chemistry, 190, 293-299, 2016.
[14]. S. Recknagel, M. Koch, R. Köppen, et al, “Development of certified reference materials for the determination of cadmium and acrylamide in cocoa,” Analytical and bioanalytical chemistry, 412, 4659-4668, 2020.
[15]. J. Choi, E. Hwang, Y. H. Yim, et al, “Development of a Paste‐type Certified Reference Material of Tomato for Elemental Analysis: Certification and Long‐term Stability Study,” Bulletin of the Korean Chemical Society, 38(2), 211-218, 2017.

 Gửi bài