Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định đồng thời acid carnosic và carnosol trong thực phẩm chứa lá hương thảo bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC–PDA)

Đỗ Trúc Quỳnh Nguyễn Thanh Mai Đỗ Thị Hồng Thúy Lại Thị Thu Trang Phạm Thị Thanh Hà
Ngày nhận: 09/08/2024
Đã sửa đổi: 11/09/2024
Ngày chấp nhận: 25/09/2024
Ngày đăng: 30/09/2024

Chi tiết

Các trích dẫn
Đỗ Trúc Quỳnh, Nguyễn Thanh Mai, Đỗ Thị Hồng Thúy, Lại Thị Thu Trang, Phạm Thị Thanh Hà. "Xác định đồng thời acid carnosic và carnosol trong thực phẩm chứa lá hương thảo bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC–PDA)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 7 - số 3, pp. 481-493, 2024
Phát hành
PP
481-493
Counter
12

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng đồng thời acid carnosic và carnosol trong thực phẩm chứa lá hương thảo bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp detector chuỗi diod quang (HPLC-PDA), với quy trình xử lý mẫu đơn giản, nhanh chóng. Mẫu phân tích được chiết bằng kỹ thuật lắc ngang với hỗn hợp methanol - acid phosphoric (99,5:0,5, v/v) ở nhiệt độ phòng trong 20 phút. Các điều kiện sắc ký như sau: cột Sunfire C18 (4,6 mm x 250 mm; 5 µm), pha động gồm acid phosphoric 0,1% – acetonitrile (40:60, v/v), tốc độ dòng 1 mL/phút, thể tích tiêm 10 µL, phát hiện ở bước sóng 230 nm. Phương pháp có độ đặc hiệu tốt, đường chuẩn của acid carnosic và carnosol tuyến tính trong khoảng nồng độ 2,5 – 200 µg/mL. Giới hạn phát hiện (LOD) của acid carnosic và carnosol lần lượt là 0,3 µg/mL và 0,25 µg/mL. Giới hạn định lượng (LOQ) của acid carnosic và carnosol lần lượt là 1 µg/mL và 0,75 µg/mL. Độ thu hồi trong khoảng 98,8 – 100,6% (acid carnosic) và 97,5 – 102,2% (carnosol). Độ lặp lại và độ tái lặp nội bộ đạt yêu cầu theo AOAC. Phương pháp đã được áp dụng để đánh giá hàm lượng acid carnosic và carnosol trong 20 mẫu thực phẩm thu thập trên thị trường như bột lá hương thảo, lá hương thảo khô, trà thảo mộc hương thảo,...

Từ khóa:

acid carnosic, carnosol, lá hương thảo, HPLC-PDA, thực phẩm

Trích dẫn

[1]. G. Nieto, R. Gaspar, and C. Julián, "Antioxidant and antimicrobial properties of rosemary (Rosmarinus officinalis, L.): A review," Medicines (Basel), vol. 5, no. 3, pp. 98, 2018.
[2]. O. I. Aruoma, B. Halliwell, et al., "Antioxidant and pro-oxidant properties of active rosemary constituents: carnosol and carnosic acid," Xenobiotica, vol. 22, no.2, pp. 257-268, 1992.
[3]. M. Loussouarn, et al., "Carnosic acid and carnosol, two major antioxidants of rosemary, act through different mechanisms," Plant physiology, vol. 175, no.3, pp. 1381-1394, 2017.
[4]. S. Birtić, et al., "Carnosic acid," Phytochemistry, vol. 11, pp 9-19, 2015.
[5]. M. J. Jordán, et al., "Relevance of carnosic acid, carnosol, and rosmarinic acid concentrations in the in vitro antioxidant and antimicrobial activities of Rosmarinus officinalis (L.) methanolic extracts," Journal of agricultural and food chemistry, vol. 60, no.38, pp. 9603-9608, 2012.
[6]. C. Mantzourani, P. A. Tarantilis, and M. G. Kokotou, "Carnosic Acid and Carnosol: Analytical Methods for Their Determination in Plants, Foods and Biological Samples," Separations, vol. 10 no. 9, pp 481, 2023.
[7]. S. Habtemariam, "Anti-inflammatory therapeutic mechanisms of natural products: Insight from rosemary diterpenes, carnosic acid and carnosol," Biomedicines, vol. 11, no. 2, pp. 545, 2023.
[8]. S. M. Petiwala, J. J. Johnson, "Diterpenes from rosemary (Rosmarinus officinalis): Defining their potential for anti-cancer activity," Cancer letters, vol. 367, no. 2, pp. 93-102, 2015.
[9]. W. Yeddes, et al., "Optimizing ethanol extraction of rosemary leaves and their biological evaluations," Journal of Exploratory Research in Pharmacology, vol. 7, no. 2, pp. 85-94, 2022.
[10]. X. Zhong, et al., "Chemical characterization of the polar antibacterial fraction of the ethanol extract from Rosmarinus officinalis," Food Chemistry, vol. 344, pp. 128674, 2021.
[11]. N. Okamura, et al., "High-performance liquid chromatographic determination of carnosic acid and carnosol in Rosmarinus officinalis and Salvia officinalis," Journal of Chromatography A, vol. 679, no. 2, pp. 381-386, 1994.
[12]. S-H. Choi, et al., "Development and validation of an analytical method for carnosol, carnosic acid and rosmarinic acid in food matrices and evaluation of the antioxidant activity of rosemary extract as a food additive," Antioxidants, vol. 8, no. 3, pp. 76, 2019.
[13]. P. Li, et al., "Development and validation of an analytical method based on HPLCELSD for the simultaneous determination of rosmarinic acid, carnosol, carnosic acid, oleanolic acid and ursolic acid in rosemary," Molecules, vol. 24, no. 2, pp. 323, 2019.
[14]. C. Paloukopoulou, and K. Anastasia, "A Validated Method for the Determination of Carnosic Acid and Carnosol in the Fresh Foliage of Salvia rosmarinus and Salvia officinalis from Greece," Plants, vol. 11, no. 22, pp. 3106, 2022.

 Gửi bài