Để đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả thử nghiệm, phòng thí nghiệm có thể lựa chọn nhiều biện pháp như tham gia thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng, sử dụng mẫu chuẩn hoặc mẫu kiểm soát chất lượng… Việc tham gia thử nghiệm thành thạo hay so sánh liên phòng đôi khi không khả thi với các phòng thí nghiệm do các điều kiện khách quan như: nguồn kinh phí tham gia, không có nhà cung cấp hoặc không có chương trình phù hợp với nền mẫu và chỉ tiêu cần tham gia. Vì vậy, sử dụng mẫu chuẩn hoặc mẫu kiểm soát chất lượng là một trong những lựa chọn tốt cho các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, đa số các loại mẫu chuẩn không sẵn có ở Việt Nam nên thường phải nhập khẩu, giá thành cao và nhiều loại mẫu đặc thù chưa được sản xuất. Trong nghiên cứu này, mẫu chuẩn chất tạo ngọt (Aspartam, Acesulfam kali, Natri saccharin) trong nước cam tự nhiên và nước cam hương liệu đã được tạo ra để nghiên cứu các đặc tính của hai loại mẫu chuẩn này. Các mẫu đã đạt được độ đồng nhất và độ ổn định trong thời gian 360 ngày đối với nước cam tự nhiên và 530 ngày đối với nước cam hương liệu kể từ ngày sản xuất. Các giá trị chứng nhận của Aspartam, Acesulfam kali, Natri saccharin và độ không đảm bảo đo trong nước cam tự nhiên lần lượt là 430 ± 24,2 mg/L, 270 ± 12,0mg/L, 258 ± 16,2 mg/L, trong nước cam hương liệu lần lượt là 588 ± 28,4 mg/L, 711 ± 31,2 mg/L, 355 ± 20,8 mg/L, phù hợp với nồng độ của các chất tạo ngọt (Aspartam, Acesulfam kali, Natri saccharin) trong đồ uống theo Thông tư số 24/2019/TTBYT của Bộ Y tế.
Mẫu chuẩn, Aspartam, Acesulfam kali, Natri saccharin, nước cam
[1]. Nguyen Thi Thu Hang, Le Duy Hung, VietinbankSc Industry Report, Vietnam NonAlcoholic Beverage Industry, Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade (VietinBank), 2015.
[2]. Ministry of Health, Circular 24/2019/TT-BYT, Prescribing the management and use of food additives, date 30/8/2019.
[3]. G. Galaverna, C. Dall'Asta, “Production Processes of Orange Juice and Effects on Antioxidant Components,” Processing and Impact on Antioxidants in Beverages, Elsevier, pp. 203-214, 2014.
[4]. D. Kregiel, “Health Safety of Soft Drinks: Contents, Containers, and Microorganisms,” BioMed Research International, vol. 2015, iss. 1, 15 pages, 2014.
[5]. Dam Sao Mai, Nguyen Thi Hoang Yen, Bui Dang Khue, Food additive, Vietnam National University Ho Chi Minh city, 2012.
[6]. Commission for the Standards, Metrology and Quality of Viet Nam, TCVN 8471:2010 – Foodstuffs – Determination of Acesulfame-K, Aspartame and Saccharin – High performance liquid chromatographic method, 2010.
[7]. ISO 13528:2022, Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparison, 2022.
[8]. ISO Guide 35:2017. Reference materials - Guidance for characterization and assessment of homogeneity and stability, 2017.
[9]. ISO 5725-2:2019, Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and results - Part 2: Basic method for the determination of repeatability and reproducibility of a standard measurement method, 2019.