Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định hàm lượng một số chất nhóm NSAIDs trong thịt bằng sắc ký lỏng ghép nối khối phổ hai lần (LC-MS/MS)

Phùng Công Lý Trần Trung Thành Nguyễn Thị Hồng Ngọc Trần Vũ Đức Nguyễn Thị Thùy Linh
Ngày nhận: 28/03/2024
Đã sửa đổi: 13/05/2024
Ngày chấp nhận: 14/05/2024
Ngày đăng: 30/09/2024

Chi tiết

Các trích dẫn
Phùng Công Lý, Trần Trung Thành, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Trần Vũ Đức, Nguyễn Thị Thùy Linh. "Xác định hàm lượng một số chất nhóm NSAIDs trong thịt bằng sắc ký lỏng ghép nối khối phổ hai lần (LC-MS/MS)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 7 - số 3, pp. 168-181, 2024
Phát hành
PP
168-181
Counter
30

Main Article Content

Tóm tắt

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới để giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa cục máu đông và hạ sốt, nhưng chúng có thể gây ra một số tác động xấu đến sức khỏe nếu sử dụng sai cách. NSAIDs nằm trong danh mục các loại thuốc phải được giám sát theo Hội đồng Chỉ thị 96/23/EC. Việc NSAIDs còn được dùng cho động vật để chống viêm, hạ sốt và giảm đau làm dấy lên lo ngại về các sản phẩm từ động vật như thịt, trứng, sữa có thể bị nhiễm NSAIDs, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu như ăn phải. Vì vậy, việc xây dựng một phương pháp để phân tích NSAIDs trong các sản phẩm thịt là cần thiết, góp phần đánh giá chất lượng các sản phẩm thịt đang được lưu hành trên thị trường. Trong nghiên cứu này, 4 chất phổ biến trong nhóm NSAIDs đã được nghiên cứu xác định bằng sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS) sử dụng cột sắc ký Symmetry C18, nguồn ion hóa phun điện tử ion dương ESI (+), chế độ theo dõi ion đa phản ứng (MRM - Multiple reaction monitoring). Giá trị sử dụng của phương pháp được xác nhận theo hướng dẫn của Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thức (AOAC). Kết quả cho thấy phương pháp có tính đặc hiệu tốt, đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ từ 5,0 – 100 µg/kg, giới hạn phát hiện là 1,5 µg/kg, giới hạn định lượng là 5,0 µg/kg; độ chụm và độ đúng với độ lệch chuẩn tương đối (RSD) nhỏ hơn 11% và độ thu hồi dao động từ 81,1 – 111%, đáp ứng yêu cầu theo AOAC. Phương pháp đã được sử dụng để phân tích hàm lượng NSAIDs trong 15 mẫu thịt trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy có 7 mẫu xuất hiện tolfenamic acid vượt qua giới hạn định lượng của phương pháp.

Từ khóa:

NSAIDs, LC-MS/MS, thịt, diclofenac, flunixin, meloxicam, tolfenamic acid

Trích dẫn

[1]. Z. Varga, M. Kriška, V. Kristová, and M. Petrová, “Analysis of non-steroidal antiinflammatory drug use in hospitalized patients and perception of their risk,” Interdisciplinary Toxicology, vol. 6(3), pp. 141–144, 2023.
[2]. N. H. Parikh, J. Solanki, P. K. Parikh, et al., “Analytical methods for quantification of non-steroidal anti-inflammatory drugs in pharmaceutical and biological samples: An overview of developments in the last decade,” Arabian Journal of Chemistry, vol. 17(1), pp. 105446, 2024.
[3]. J. Avouac, L. Gossec, and M. Dougados, “Efficacy and safety of opioids for osteoarthritis: a meta-analysis of randomized controlled trials,” Osteoarthritis and Cartilage, vol. 15(8), pp. 957–965, 2007.
[4]. D. H. Solomon, J. A. Rassen, R. J. Glynn, J. Lee, R. Levin and S. Schneeweiss, “The Comparative Safety of Analgesics in Older Adults with Arthritis,” Archives of Internal Medicine, vol. 170(22), pp. 1968, 2010.
[5]. European Parliament and the Council commission regulation No. 37/2010 of 22 December 2009 on pharmacologically active substances and their classification regarding maximum residue limits in foodstuffs of animal origin, Official Journal of the European Union, 15, 1–80, 2009.
[6]. T. Hu, T. Peng, X. J. Li, et al., “Simultaneous determination of thirty non-steroidal anti-inflammatory drug residues in swine muscle by ultra-high-performance liquid chromatography with tandem mass spectrometry,” Journal of Chromatography A, vol. 1219, pp. 104-13, 2012.
[7]. B. M. Haj, A. M. Ainri, M. H. Hassan, R. K. B. Khadem, M. S. Marzouq, “The GC/MS analysis of some commonly used non-steriodal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) in pharmaceutical dosage forms and in urine,” Forensic Science International, vol. 105(3), pp. 141–153, 1999.
[8]. W. E. Smalley, W. A. Ray, J. R. Daugherty and M. R. Griffin, “Nonsteroidal antiinflammatory drugs and the incidence of hospitalizations for peptic ulcer disease in elderly persons,” American Journal of Epidemiology, vol. 141(6), pp. 539-45, 1995.
[9]. L. A. Al-Khateeb, M. A. Al-zahrani, M. El-Maghrabey, F. A. Dahas, R. El-Shaheny and M. A. El Hamd, “Extra-thermodynamic study of the retention of antiinflammatory 2-arylpropionic acid derivatives on a heat-resistive stationary phase: Application of HTLC approach for pharmaceutical and biological analysis,” Microchemical Journal, vol. 169, pp. 106597, 2021.
[10]. M. Alexovič, Y. Dotsikas, P. Bober and J. Sabo, “Achievements in robotic automation of solvent extraction and related approaches for bioanalysis of pharmaceuticals,” Journal of Chromatography B, vol. 1092, pp. 402–421, 2018.
[11]. M. Pietruk, P. Jedziniak and M. Olejnik, “LC-MS/MS Determination of 21 NonSteroidal Anti- Inflammatory Drugs Residues in Animal Milk and Muscles,” Molecules, vol. 26(19), pp. 5892, 2021.
[12]. P. Jedziniak, T. Szprengier-Juszkiewicz, K. Pietruk, E. Śledzińska and J. Żmudzki, “Determination of non-steroidal anti-inflammatory drugs and their metabolites in milk by liquid chromatography–tandem mass spectrometry,” Analytical and Bioanalytical Chemistry, vol. 403(10), pp. 2955–2963, 2012.
[13]. Q.W. Yu, X. Wang, Q. Ma, B. F. Yuan, H.B. He and Y. Q. Feng, “Automated analysis of non-steroidal anti-inflammatory drugs in human plasma and water samples by intube solid-phase microextraction coupled to liquid chromatography-mass spectrometry based on a poly(4-vinylpyridine-co-ethylene dimethacrylate) monolith,” Analytical Methods, vol. 4(6), pp. 1538, 2012.
[14]. AOAC International, “Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance,” AOAC Official Methods of Analysis, 2016.
[15]. Commission Implementing Regulation (EU) 2021/808 on the performance of analytical methods for residues of pharmacologically active substances used in foodproducing animals and on the interpretation of results as well as on the methods to be used for sampling and repealing Decisions 2002/657/EC and 98/179/EC, 2021.
[16]. P. Jedziniak, M. Olejnik, T. Szprengier-Juszkiewicz, et al., “Identification of flunixin glucuronide and depletion of flunixin and its marker residue in bovine milk,” Journal of Veterinary Pharmacology and Therapeutics, vol. 36(6), pp. 571–575, 2013.
[17]. H. A. Amin, H. A. El-Menoufy, A. A. El-Mehalawy and E. E. Mostafa, “Microbial production of glycyrrhetic acid 3-O-mono-β-D-glucuronide from glycyrrhizin by Aspergillus terreus,” Malaysian Journal of Microbiology, vol. 6(2), pp. 209-216, 2010.

 Gửi bài