Alkenylbenzene là nhóm chất độc tự nhiên có thể gây đột biến gen và ung thư ở loài gặm nhấm. Alkenylbenzene có nhiều trong các loại gia vị thường xuyên được sử dụng tại Việt Nam như tiêu, húng quế, quế, thì là…. Trong nghiên cứu này, phương pháp sắc ký khí khối phổ phân giải cao (GC-HRMS) kết hợp với xử lý mẫu bằng chiết siêu âm (UAE) đã được phát triển để xác định tám alkenylbenzene (gồm: eugenol, methyl eugenol, acetyl eugenol, trans-isoeugenol, safrol, estragol, myristicin và trans-anethol) trong các loại gia vị tự nhiên. Phương pháp đã được thẩm định theo các tiêu chí của AOAC. Giới hạn phát hiện và định lượng của phương pháp tương ứng là 0,05 mg/kg và 0,15 mg/kg, độ lặp lại RSD trong khoảng 1,00 - 6,60 % và độ thu hồi trong khoảng 90,1 - 107% với 8 chất nghiên cứu, đều đạt theo yêu cầu của AOAC. Áp dụng phương pháp để xác định 8 alkenylbenzene trong 90 mẫu gia vị khô và tươi khác nhau. Kết quả cho thấy đã phát hiện cả 8 alkenylbenzene trong các mẫu. Trong đó, hàm lượng eugenol (1,86 - 3581 mg/kg), trans-anethole (0,89 - 45,6 × 103 mg/kg) và estragole (0,19 - 248 mg/kg) chiếm tỷ lệ lớn hơn, trong khi transisoeugenol (0,69 - 7,86 mg/kg) và safrole (0,15 - 0,42 mg/kg) chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
Alkenylbenzene, GC-HRMS, gia vị, chiết siêu âm
[1]. I. Reinholds, I. Pugajeva, K. Bavrins, G. Kuckovska and V. Bartkevics. “Mycotoxins, pesticides and toxic metals in commercial spices and herbs”, Food Additives & Contaminants: Part B , vol. 10, no. 1, pp. 5-14, 2017.
[2]. M. E. Götz, A. Eisenreich, J. Frenzel, B, Sachse and B. Schäfer, “Occurrence of Alkenylbenzenes in Plants: Flavour and Possibly Toxic Plant Metabolites”, Plants, Vol. 12, no. 11, pp. 2075, 2023.
[3]. M. Lončar, M. Jakovljević, D. Šubarić, M. Pavlić, V. B. Služek, I. Cindrić, and M. Molnar, “Coumarins in Food and Methods of Their Determination”, Foods, vol. 9, no. 5, pp. 645, 2020.
[4]. A. Rivera-Pérez, R. López-Ruiz, R. Romero-González, A. G. Frenich, "A New Strategy Based On Gas Chromatography–High Resolution Mass Spectrometry (GC–HRMS-Q-Orbitrap) For The Determination Of Alkenylbenzenes In Pepper And Its Varieties", Food Chemistry, vol. 321, pp. 126727, 2020.
[5]. European Commission, “Regulation (EC) No 1334/2008 of the European Parliament and of the Council of 16 December 2008 on flavourings and certain food ingredients with flavouring properties for use in and on foods and amending Council Regulation (EEC) No 1601/91, Regulations (EC) No 2232/96 and (EC) No 110/2008 and Directive 2000/13/EC”, Official Journal of the European Union, vol.012, pp. 218 – 234, 2018.
[6]. International Agency for Research on Cancer, “Safrole, isosafrole, and dihydrosafrole”, Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risk of Chemicals to Man: Some Naturally Occurring Substances, Vol. 10, Lyon: World Health Organization, pp. 231-244, 1976.
[7]. International Agency for Research on Cancer, “Aspartame, methyleugenol and isoeugenol”. In IARC Monographs on the Identification of Carcinogenic Hazards to Humans, Vol. 134, Lyon: World Health Organization, 2023.
[8]. X. Zhao, H. Wu, J. Wei, M. Yang, “Quantification and characterization of volatile constituents in Myristica fragrans Houtt by gas chromatography-mass spectrometry and gas chromatography quadrupole-time-of-flight mass spectrometry”, Industrial Crops and Products, vol. 130, pp. 137-145, 2019.
[9]. Tran Cao Son, Method validation and assessment of measurement uncertainty in chemical analysis. Science and Technics Publishing House, 2021.