Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung vi chất cho cơ thể, như các nguyên tố kẽm (Zn), magnesi (Mg)… dưới các dạng muối dễ hấp thu như gluconat, sterat, lactat… ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, một số loại tá dược (ví dụ các dạng muối vô cơ như kẽm sulfat, magnesi sulfat…) có chứa các nguyên tố này cũng thường được sử dụng trong quá trình bào chế. Vì vậy, nếu sử dụng các phương pháp phân tích tổng hàm lượng kim loại sẽ không đánh giá được chính xác hàm lượng các vi chất ở dạng muối dễ hấp thu, đặt ra yêu cầu phải phân tích đồng thời cả vi chất và các gốc muối để đánh giá đúng dạng muối bổ sung vào sản phẩm. Trong nghiên cứu này, phương pháp điện di mao quản với detector độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) được sử dụng để xác định đồng thời hàm lượng Zn2+ và gluconat trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều kiện phân tích được lựa chọn bao gồm: (1) đệm Tris/Ace 10 mM ở pH = 5,0; (2) mao quản silica đường kính trong 50 μm với chiều dài hiệu dụng 30 cm; (3) thế tách +15 kV; (4) bơm mẫu thủy động học kiểu xiphong ở chiều cao 10 cm trong 20 s. Phương pháp đạt được giới hạn phát hiện của Zn2+ và gluconat lần lượt là 1,0 mg/L và 1,5 mg/L. Phương pháp có độ chụm tốt (RSD < 3%) và độ đúng được đánh giá qua độ thu hồi tốt đối với Zn2+ (89-103%) và gluconat (88-107%). Phương pháp đã được áp dụng để xác định đồng thời hàmlượng Zn2+ và gluconat trong ba mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường. Kết quả này cũng đã được đối chứng với phương pháp HPLC-PDA (cho gluconat) và phương pháp ICP-OES (cho Zn2+) cho kết quả khá tương đồng.
Zn, Gluconat, CE-C4D, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
[1]. S. Frassinetti, G. L. Bronzetti, L. Caltavuturo, M. Cini and C. Della Croce, “The Role of Zinc in Life: A Review,” Journal of Environmental Pathology, Toxicology and Oncology, vol. 25, no. 3, pp. 597-610, 2006.
[2]. R. Wegmüller, F. Tay, C. Zeder, M. Brnić, R. F. Hurrell, “Zinc Absorption by Young Adults from Supplemental Zinc Citrate Is Comparable with That from Zinc Gluconate and Higher than from Zinc Oxide1, 2, 3,” The Journal of Nutrition, vol. 144, iss. 2, pp. 132-136, 2014.
[3]. H. Hsieh, K. S. Vignesh, George S. Deepe, D. Choubey, H. G. Shertzer, M. B. Genter, “Mechanistic studies of the toxicity of zinc gluconate in the olfactory neuronal cell line Odora,” Toxicology in Vitro, vol. 35, pp. 24-30, 2016.
[4]. N. M. Lowe, K. Fekete, T. Decsi, “Methods of assessment of zinc status in humans: a systematic review,” The American Journal of Clinical Nutrition, vol. 89, no. 6, pp. 2040S-2051S, 2009.
[5]. G. Gumus, H. Filik, B. Demirata, “Determination of bismuth and zinc in pharmaceuticals by first derivative UV-Visible spectrophotometry,” Analytica Chimica Acta, vol. 547, no. 1, pp. 138-143, 2005.
[6]. J. Yu, X. Zhang, Q. Lu, X. Wang, D. Sun, Y. Wang, and W. Yang, “Determination of calcium and zinc in gluconates oral solution and blood samples by liquid cathode glow discharge-atomic emission spectrometry,” Talanta, vol. 175, pp. 150-157, 2017.
[7]. Ş. Tokalıoğlu, R. Clough, M. Foulkes, and P. Worsfold, “Bioaccessibility of Cr, Cu, Fe, Mg, Mn, Mo, Se and Zn from nutritional supplements by the unified BARGE method,” Food Chemistry, vol. 150, pp. 321-327, 2014.
[8]. K. Gellein, P. M. Roos, L. Evje, O. Vesterberg, T. P. Flaten, M. Nordberg, and T. Syversen, “Separation of proteins including metallothionein in cerebrospinal fluid by size exclusion HPLC and determination of trace elements by HR-ICP-MS,” Brain Research, vol. 1174, pp. 136-142, 2007.
[9]. M. H. Lee, Y. W. Kim, and K. M. Lim, “Electrochemical evaluation of zinc and magnesium alloy coatings deposited on electrogalvanized steel by PVD,” Transactions of Nonferrous Metals Society of China, vol. 23, no. 3, pp. 876-880, 2013.
[10]. Q. Feng, L. Jin-Ming, C. Zuliang, “Simultaneous separation of nine metal ions and ammonium with nonaqueous capillary electrophoresis,” Journal of Chromatography A, vol. 1022, no. 1-2, pp. 217-221, 2004.
[11]. L. Havlíková, L. Matysová, L. Nováková, R. Hájková, P. Solich, “HPLC determination of chlorhexidine gluconate and p-chloroaniline in topical ointment,” Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, vol. 43, no. 3, pp. 1169-1173, 2007.
[12]. P. Legrand, A. Desdion, and G. Boccadifuoco, “Development of an HPLC/UV method for the evaluation of extractables and leachables in plastic: Application to a plasticpackaged calcium gluconate glucoheptonate solution,” Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, vol. 155, pp. 298-305, 2018.
[13]. K. Yoshikawa, S. Saito, and A. Sakuragawa, “Simultaneous analysis of acidulants and preservatives in food samples by using capillary zone electrophoresis with indirect UV detection,” Food Chemistry, vol. 127, no. 3, pp. 1385-1390, 2011.
[14]. Q. H. Nguyen, T. H. M. Dang, T. P.Q. Le, T. H. T. Luu, T. D. Dinh, T. K. Mai, T. M. T. Nguyen, T. A. H. Nguyen, and T. D. Mai, “Inexpensive and simple tool for quality control of nutraceutical and tonic products with capillary electrophoresis and contactless conductivity detection: Some developments in Vietnam,” Journal of Food Composition and Analysis, vol. 150, no. 104882, 2023.
[15]. T. A. H. Nguyen T. N. M. Pham, T. T. Doan, T. T. Ta, J. Saiz, T. Q. H. Nguyen, P. C. Hanser, T. M. Duc, “Simple semi-automated portable capillary electrophoresis instrument with contactless conductivity detection for the determination of β-agonists in pharmaceutical and pig-feed samples,” Journal of Chromatography A, vol. 1360, pp. 305-311, 2014.
[16]. AOAC Official Methods of Analysis, Appendix F: Guidelines for standard method performance requirements, 2012.
[17]. L. T. H. Hao, P. T. N. Mai, N. T. A. Huong, N. V. Anh, P. T. Duc, V. T. Trang, pplication of electrophoresis in food analysis. Hanoi: Science and Technology Publishing House, 2016 (in Vietnamese).