Bìa tạp chí

 

009bet

Khẳng định hiệu năng của phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd, As, Hg trong mẫu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng ICP-MS thông qua việc tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo

Trần Hoàng Giang Đinh Viết Chiến Nguyễn Minh Châu Nguyễn Quang Ngọc Lê Thị Phương Thảo
Ngày phát hành 24/08/2023

Chi tiết

Cách trích dẫn
Trần Hoàng Giang, Đinh Viết Chiến, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Ngọc, Lê Thị Phương Thảo. "Khẳng định hiệu năng của phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd, As, Hg trong mẫu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng ICP-MS thông qua việc tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 6 - số 3, pp. 272-279, 2023
Phát hành
PP
272-279
Counter
141

Main Article Content

Tóm tắt

Phương pháp quang phổ plasma nguồn cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS) được áp dụng để xác định hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg) trong các mẫu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia do có độ chính xác cao và đáp ứng nhanh về thời gian. Mẫu thử được phân hủy trong lò vi sóng sử dụng hỗn hợp acid nitric và hydro peroxyd, cùng với chất nội chuẩn yttrium được thêm vào ngay từ đầu nhằm kiểm soát quá trình phân tích. Hiệu năng của phương pháp được đánh giá đáp ứng yêu cầu của AOAC với độ đặc hiệu tốt, đường chuẩn làm việc các nguyên tố trong khoảng từ 0,4 đến 20 µg/L, độ lệch chuẩn tương đối lặp lại RSDr < 3,55% và độ thu hồi (R%) dao động từ 92,2 đến 103,1%. Phương pháp được khẳng định hiệu năng bằng cách tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo quốc tế cho kết quả đạt tất cả các chương trình tham gia trong năm 2021 và 2022 với giá trị |z - score| ≤ 2. Kết quả là cơ sở để khẳng định năng lực của phòng thí nghiệm trong việc tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo giá trị sử dụng của phương pháp theo yêu cầu của ISO/IEC 17025, đáng tin cậy đối với khách hàng và cơ quan chức năng.

Từ khóa:

Chì, cadimi, arsenic, thủy ngân, ICP- MS, hiệu năng phương pháp

Trích dẫn

[1]. B. P. Jackson & T. Punshon, “Recent advances in the measurement of arsenic, cadmium, and mercury in rice and other foods,” Current Environmental Health Reports, vol. 2, no. 1, pp. 15–24, 2015.
[2]. K. X. Yang & K. Swami, “Determination of metals in marine species by microwave digestion and inductively coupled plasma mass spectrometry analysis,” Spectrochimica Acta, Part B: Atomic Spectroscopy, 62, pp. 1177–1181, 2007.
[3]. J. Djeddjibegovic, T. Larssen, A. Skrbo, A. Marjanovic, M. Sober, “Contents of cadmium, copper, mercury and lead in fish from the Neretva river (Bosnia and Herzegovina) determined by inductively coupled plasma mass spectrometry (ICPMS),” Food Chemistry, Vol. 131, no. 2, pp 469-476, 2012.
[4]. E. P. Nardi, F. S. Evangelista, L. Tormen, T. D. Saint´Pierre, A. J. Curtius, S. S. de Souza, F. Barbosa Jr (2007). “ The use of inductively coupled plasma mass spectrometry (ICP-MS) for the determinatinon of toxic and essential elements in different types of food samples,” Simultaneous Determination of 25 Ergot Alkaloids in Cereal Samples by Ultraperformance Liquid Chromatography-Tandem Mass Spectrometry,” Food Chemistry, Vol. 112, no. 3, pp 727-732, 2009.
[5]. AOAC International, AOAC Official Method 2015.01, Determination of Heavy Metals in Food by Inductively Coupled Plasma-Mass Spectrometry First Action 2015.

 Gửi bài