Bìa tạp chí

 

009bet

Giới thiệu một số phương pháp phân tích hydrocarbon thơm đa vòng trong mẫu thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam

Nguyễn Đức Hiếu Nguyễn Văn Đức Trần Phương Huyền Nguyễn Thị Thu Thúy Nguyễn Linh Trang Đặng Minh Hương Giang Chu Thị Huệ Nguyễn Thị Ánh Hường Hoàng Quốc Anh
Ngày phát hành 24/08/2023

Chi tiết

Cách trích dẫn
Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Văn Đức, Trần Phương Huyền, Nguyễn Thị Thu Thúy, Nguyễn Linh Trang, Đặng Minh Hương Giang, Chu Thị Huệ, Nguyễn Thị Ánh Hường, Hoàng Quốc Anh. "Giới thiệu một số phương pháp phân tích hydrocarbon thơm đa vòng trong mẫu thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 6 - số 3, pp. 231-245, 2023
Phát hành
PP
231-245
Counter
232

Main Article Content

Tóm tắt

Hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbons, PAHs) là nhóm chất ô nhiễm hữu cơ phổ biến trong môi trường và được quan tâm nghiên cứu do chúng có độc tính cao, bao gồm cả khả năng gây ung thư và đột biến gen. Thực phẩm được cho là nguồn phơi nhiễm PAHs quan trọng ở người, vì vậy phân tích PAHs trong thực phẩm là một nhiệm vụ cần thiết của kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Bài báo tổng quan này tập hợp thông tin về phương pháp phân tích PAHs đã được áp dụng trong các nghiên cứu trước đây trên đối tượng mẫu thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam, bao gồm các bước tách chiết, làm sạch dịch chiết, phân tích định lượng trên hệ thống sắc ký. Đây là bài báo tổng quan đầu tiên về phương pháp phân tích PAHs trong thực phẩm tại Việt Nam, nêu lên thực trạng về năng lực phân tích nhóm chất này cũng như bàn luận về ưu nhược điểm của các phương pháp đã được áp dụng. PAHs được chiết từ nền mẫu vào các dung môi hữu cơ kém phân cực với các kỹ thuật chiết lỏng-lỏng, lỏng-rắn, chiết siêu âm, chiết lỏng áp suất cao. Các chất cản trở trong dịch chiết mẫu có thể được loại bỏ bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: xử lý với acid, kiềm, sắc ký thẩm thấu gel, chiết pha rắn, chiết phân tán pha rắn. PAHs được tách và định lượng trên hệ thống sắc ký khí khối phổ (GC-MS, GC-MS/MS, GC×GC-TOF/MS) và sắc ký lỏng với detector huỳnh quang (HPLC-FLD). Các quy trình phân tích đều được kiểm soát chất lượng bằng các kết quả với mẫu trắng, giới hạn phát hiện/định lượng, chất chuẩn đánh giá độ thu hồi, mẫu lặp lại. Các nghiên cứu tổng thể nhằm đánh giá hàm lượng PAHs trong nhiều loại mẫu thực phẩm cần tiếp tục được thực hiện nhằm xây dựng ngưỡng tiêu thụ an toàn cho nhóm chất ô nhiễm này ở Việt Nam.

Từ khóa:

PAHs, GC/MS, thực phẩm, đồ uống, Việt Nam.

Trích dẫn

[1]. K. Srogi, “Monitoring of environmental exposure to polycyclic aromatic hydrocarbons: a review,” Environmental Chemistry Letters, vol. 5, pp. 169-195, 2007.
[2]. A. S. Tsibart, A. N. Gennadiev, “Polycyclic aromatic hydrocarbons in soils: sources, be- havior, and indication significance (a review),” Eurasian Soil Science, vol. 46, pp. 728-774, 2013.
[3]. Y. V. Pashin, L. M. Bakhitova, “Mutagennic and Carcinogenic Properties of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons,” Environmental Health Perspectives, vol. 30, pp. 185-189, 1979.
[4]. H. I. Abdel-Shafy, M. S. M. Mansour, “A review on polycyclic aromatic hydrocarbons: source, environmental impacts, effect on human health and remediation,” Egyptian Journal Petroleum, vol. 25, pp. 107-123, 2016.
[5]. D. H. Phillips, “Polycyclic Aromatic Hydrocarbon in the diet,” Mutation Research: Genetic Toxicology and Environmental Mutagenesis, vol. 443, pp. 139-147, 1999.
[6]. K. Sun, Y. Song, F. He, M. Jing, J. Tang, R. Liu, “A review of human and animals exposure to polycyclic aromatic hydrocarbons: Health risk and adverse effects, photoinduced toxicity and regulating effect of microplastics,” Science of the Total Environment, vol. 773, pp. 145403, 2021.
[7]. V. Basal, K. H. Kim, “Review of PAH contamination in food products and their health hazards,” Environmental International, vol. 84, pp. 26-38, 2015.
[8]. Z. Xia, X. Duan, W. Qiu, B. Wang, S. Tao, Q. Jiang, B. Lu, Y. Song, X. Hu, “Health risk assessment on dietary exposure to polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in Taiyuan, China,” Science of the Total Environment, vol. 408, pp. 5331-5337, 2010.
[9]. J. G. Brody, R. A. Rudel, “Environmental pollutants and breast cancer,” Environmental Health Perspectives, vol. 111, pp. 1007-1019, 2003.
[10]. B. M. Lee, G. A. Shim, “Dietary Exposure Estimation of Benzo[a]Pyrene and cancer risk assessment,” Journal of Toxicology and Environmental Health Part A, vol. 70, pp. 1391-1394, 2007.
[11]. V. Basal, K. H. Kim, “Review of PAH contamination in food products and their health hazards,” Environmental International, vol. 84, pp. 26-38, 2015.
[12]. Commission Regulation (EC) No 835/2011 of 19 August 2011 amending Regulation (EC) 1881/2006 as regards maximum levels for polycyclic aromatic hydrocarbons in foodstuffs. Official Journal of the European Union, vol. 215, pp. 7-8, 2011.
[13]. A. Q. Hoang, S. Takahashi, L. H. Tuyen, N. M. Tue, N. M. Tu, T. T. T. Nguyen, M. B. Tu, “Polycyclic Aromatic Hydrocarbons in Air and Dust Samples from Vietnamese End-of-life Vehicle Processing Workshops: Contamination Status, Sources, and Exposure Risks,” Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology, vol. 110, pp. 110, 2023.
[14]. H. Q. Anh, S. Takahashi, D. T. Thao, N. H. Thai, P. T. Khiet, N. T. Q. Hoa, L. T. P. Quynh, L. N. Da, T. B. Minh, T. M. Tri, “Analysis and Evaluation of Contamination Status of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs) in Settled House and Road Dust Samples from Hanoi,” VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, vol. 35, pp. 63-71, 2019.
[15]. N. T. Q. Hoa, H. Q. Anh, N. M. Tue, N. T. Trung, L. N. Da, T. V. Quy, N. T. A. Huong, G. Suzuki, S. Takahashi, S. Tanabe, P. C. Thuy, P. T. Dau, P. H. Viet, L. H. Tuyen, “Soil and sediment contamination by unsubstituted and methylated polycyclic aromatic hydrocarbons in an informal e-waste recycling area, northern Vietnam: Occurrence, source apportionment, and risk assessment,” Science of the Total Environment, vol. 709, pp. 135852, 2020.
[16]. V. K. Trang, D. H. Tuan, “Assessment of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs) concentration in the Nhue river water flowing through the inner districts of Hanoi City,” Vietnam Journal of Hydrometeorology, vol. 740, pp. 46-56, 2022.
[17]. T. T. T. Lam, Y. H. Dao, L. K. T. Nguyen, H. K. Ma, H. N. Tran, G. T. Le, “Simultaneous Determination of 18 Polycyclic Aromatic Hydrocarbons in Daily Foods (Hanoi Metropolitan Area) by Gas Chromatography–Tandem Mass Spectrometry,” Foods, vol. 7, pp. 201, 2018.
[18]. D. T. Nguyen, P. D. Luu, T. D. Doan, Y. H. Dao, G. T. Le, “Polycyclic Aromatic Hydrocarbon Contamination in Three Tea Samples Collected in Two Different Areas of Vietnam,” Journal of Food and Nutrition Research, vol. 7, pp. 51-64, 2019.

 Gửi bài