Bìa tạp chí

 

009bet

Phát triển phương pháp sắc ký lỏng khối phổ xác định hàm lượng biotin trong sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Lưu Thị Huyền Trang Vũ Thị Nhật Lệ Vũ Thị Trang Lê Thị Hồng Hảo
Ngày nhận: 10/04/2023
Đã sửa đổi: 20/06/2023
Ngày chấp nhận: 20/06/2023
Ngày đăng: 30/06/2023

Chi tiết

Các trích dẫn
Lưu Thị Huyền Trang, Vũ Thị Nhật Lệ, Vũ Thị Trang, Lê Thị Hồng Hảo. "Phát triển phương pháp sắc ký lỏng khối phổ xác định hàm lượng biotin trong sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 6 - số 2, pp. 156-165, 2023
Phát hành
PP
156-165
Counter
371

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phát triển phương pháp xác định hàm lượng biotin tự do trong sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS với quy trình xử lý mẫu nhanh, đơn giản. Mẫu phân tích được thủy phân trong dung dịch đệm acetat (50 mM, pH = 4); dung dịch ascorbat (10%) ở 120 ± 1°C và phân tích trên LC-MS/MS, sử dụng nội chuẩn 2H4- biotin. Các điều kiện LC-MS/MS bao gồm: cột C18 (100 mm × 2,1 mm; 1,7 µm) và pha động acid formic 0,1% và MeOH. Chất phân tích được phát hiện trên hệ khối phổ hai lần MS/MS với nguồn ion hoá ESI (+). Phương pháp đã được thẩm định theo các tiêu chí của AOAC. Giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,15 - 4,20 µg/100 g, giới hạn định lượng của phương pháp là 0,5 - 14,0 µg/100g, độ thu hồi trong khoảng 81,3 - 107,3%, độ lặp lại RSD trong khoảng 2,00 - 7,30 %, độ tái lập nội bộ trong khoảng 2,50 - 7,70% đều đạt theo yêu cầu của AOAC. Phương pháp đã được áp dụng để phân tích hàm lượng biotin trong 10 mẫu sản phẩm dinh dưỡng và 10 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Từ khóa:

biotin, LC-MS/MS, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Trích dẫn

[1]. Höller. U, Wachter. F, Wehrli. C, Fizet. C, “Quantification of biotin in feed, food, tablets, and premixes using HPLC-MS/MS,” Journal of Chromatography B, vol. 831, no. 1-2, pp. 8-16, 2006.
[2]. B C. Nelson, Katherine E. Sharpless, Lane C. Sander, “Improved Liquid Chromatography Methods for the Separation and Quantification of Biotin in NIST Standard Reference Material 3280: Multivitamin/Multielement Tablets,” Journal of Agriculture and Food Chemistry, vol. 54, no. 23, pp. 8710-8716, 2006.
[3]. TCVN 9044:2012. Determination of d-biotin in foods by liquid chromatography.
[4]. Fan. B, You. J, Suo. Y, Qian. C, “A novel and sensitive method for determining vitamin B3 and B7 by pre-column derivatization and high-performance liquid chromatography method with fluorescence detection,” Plos One, vol. 13, no.6, pp. 1-15, 2018.
[5]. Kakitani. A, Inoue. T, Matsumoto. K, Watanabe. J, Nagatomi. Y, Mochizuki. N, “Simultaneous determination of water-soluble vitamins in beverages and dietary supplements by LC-MS/MS,” Food Additives & Contaminants: Part A, vol. 31, no. 12, pp. 1939-1948, 2014.
[6]. B. D. Gill, S. Saldo, J. E. Wood, H. E. Indyk, “A Rapid Method for the Determination of Biotin and Folic Acid in Liquid Milk, Milk Powders, Infant Formula, and Milk-Based Nutritional Products by Liquid Chromatography-Tandem Mass Spectrometry,” Journal of AOAC International, vol. 101, mo. 5, pp. 1578-1583, 2018.
[7]. Nierves. L, Lange. P. F, “Detectability of Biotin Tags by LC-MS/MS,” Journal of Proteome Research, vol. 20, no. 5, pp. 3002-3008, 2021.
[8]. AOAC Official Method 2016.02. Total Biotin in Infant Formula and Adult/Pediatric Nutritional Formulas Liquid Chromatography Coupled with Immunoaffinity Column Cleanup Extraction.
[9]. T. C. Son, "Method validation and measurement uncertainty assessment in chemical analysis,” Science and Technics Publishing House, 2021.

 Gửi bài