Bìa tạp chí

 

009bet

Kiến thức, thực hành trong phòng chống ô nhiễm hóa học vào thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và người tham gia quản lý an toàn thực phẩm tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình năm 2021

Nguyễn Thanh Hiếu Ninh Thị Nhung Phạm Thị Kiều Chinh
Ngày nhận: 12/07/2022
Đã sửa đổi: 08/09/2022
Ngày chấp nhận: 08/09/2022
Ngày đăng: 05/10/2022

Chi tiết

Các trích dẫn
Nguyễn Thanh Hiếu, Ninh Thị Nhung, Phạm Thị Kiều Chinh. "Kiến thức, thực hành trong phòng chống ô nhiễm hóa học vào thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và người tham gia quản lý an toàn thực phẩm tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình năm 2021". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 5 - số 3, pp. 381-389, 2022
Phát hành
PP
381-389
Counter
332

Main Article Content

Tóm tắt

Tình hình thực phẩm bị ô nhiễm ngày càng trở lên trầm trọng, đặc biệt là các mối nguy về ô nhiễm hóa học [1-2]. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định kiến thức, thực hành trong phòng chống ô nhiễm hóa học vào thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và người tham gia quản lý an toàn thực phẩm tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình năm 2021. Kết quả cho thấy đối với người sản xuất và kinh doanh: 52,8% biết phẩm màu kiềm có hại đối với sức khỏe, 13,3% biết có chất thay thế phẩm màu kiềm. 17,1% người sản xuất sử dụng phẩm màu trong chế biến thực phẩm và 81,6% người kinh doanh nghi ngờ thực phẩm có phẩm màu công nghiệp. Đối với cán bộ quản lý: 42,2% được tập huấn về ATTP. Thời gian tham gia làm cộng tác viên thanh tra chủ yếu từ 1-5 năm (58,5%). Các công việc thực hiện trong quá trình thanh tra chủ yếu là đánh giá điều kiện vệ sinh (47,1%) và đánh giá nguyên liệu, phụ gia (30,4%). Về người tiêu dùng: 100% đã nghe nói đến hàn the và phẩm màu, 93,3% và 94,6% cho rằng nếu ăn lâu dài thực phẩm có phẩm màu công nghiệp, hàn the có thể gây ngộ độc mạn tính. Khi phát hiện thực phẩm có phẩm màu công nghiệp, hàn the, 82,3% cho rằng cần phải tiêu hủy toàn bộ lô hàng.

Từ khóa:

ô nhiễm hóa học, phẩm màu kiềm, hàn the

Trích dẫn

[1]. A. Kowalska, and L. Manning, "Food Safety Governance and Guardianship: The Role of the Private Sector in Addressing the EU Ethylene Oxyde Incident," Foods, vol 11, no. 2, 2022.
[2]. General Statistics Office, "Food poisoning situation in 2020 and 2021," 2020.
[3]. "National strategy on nutrition for the period 2011 to 2020 and vision to 2030," National Institute of Nutrition, 2012.
[4]. Nguyen Thanh Ha, "The situation of using borax in some food groups and the practical knowledge of processors about the use of borax in Bac Lieu province," Journal of Practical Medicine, vol. 806, no. 2, p. 66-73. 2012
[5]. Bui Van Kien, "The current situation of Korean and bacterial contamination and the awareness and practice of the producers and traders on food safety in Thai Binh City," Journal of Practical Medicine, vol. 851, no. 11, p. 34-39, 2012.
[6]. Ministry of Health, "Circular 48/2015/TT-BYT Regulation on food safety inspection in food production and trading under the administration of the ministry of health,", 2015.
[7]. C. S. Swetha, "A survey on the public awareness about harmful effects of artificial food colours in milk and meat products on human health," The Pharma Innovation Journal, vol. 6, no. 9, pp. 306-309, 2017.
[8]. A. Legesse and A. Muluken, "A survey on awareness of consumers about health problems of food additives in packaged foods and their attitude toward consumption of packaged foods: A case study at Jimma University," International Food Research Journal, vol. 23, no. 6, pp.
375-380, 2016.
[9]. E. Zhllima, "Consumer perceptions of food safety risk: Evidence from a segmentation study in Albania," Journal of Integrative Agriculture, vol. 14, no. 6, pp. 1142-1152, 2015.

 Gửi bài