Bìa tạp chí

 

009bet

Chọn lọc và nhận diện vi khuẩn đối kháng nấm bệnh gây hư hỏng quả dâu tây sau thu hoạch

Nguyễn Kim Nữ Thảo Đinh Thị Ngọc Mai Võ Hoài Hiếu Lê Thị Hương Phạm Thị Huệ Ninh Thị Hạnh Lê Vinh Hoa Phạm Văn Quân Nguyễn Hồng Minh
Ngày phát hành 01/03/2022

Chi tiết

Cách trích dẫn
Nguyễn Kim Nữ Thảo, Đinh Thị Ngọc Mai, Võ Hoài Hiếu, Lê Thị Hương, Phạm Thị Huệ, Ninh Thị Hạnh, Lê Vinh Hoa, Phạm Văn Quân, Nguyễn Hồng Minh. "Chọn lọc và nhận diện vi khuẩn đối kháng nấm bệnh gây hư hỏng quả dâu tây sau thu hoạch". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 5 - số 1, pp. 25-36, 2022
Phát hành
PP
25-36
Counter
430

Main Article Content

Tóm tắt

Dâu tây là loại quả có giá trị kinh tế với hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe con người. Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát chất lượng sản phẩm sau thu hoạch là bảo quản dâu tây trong điều kiện lạnh kết hợp với sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học trong thời gian dài không chỉ dẫn đến khả năng kháng thuốc của mầm bệnh mà còn gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Quản lý bệnh nấm trên quả dâu tây sau thu hoạch bằng phương pháp kiểm soát sinh học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành sàng lọc hoạt tính kháng nấm bệnh gây hư hỏng quả dâu tây của 200 chủng vi khuẩn và chọn lọc được chủng VK199. Chủng VK199 có khả năng kháng đồng thời 5 chủng nấm bệnh. Chủng này được định danh là Bacillus siamensis dựa trên phân tích trình tự 16S rDNA. Chủng Bacillus siamensis VK199 có khả năng sinh các enzyme phân giải như cellulase, amylase, protease và chitinase. Thêm vào đó, các thử nghiệm in vivo cũng cho thấy, chủng Bacillus siamensis VK199 có hiệu quả làm giảm triệu chứng bệnh do nấm Botrytis cinerea, Colletotrichum gloeosporioides, Mucor nidicola và Rhizopus delemar gây ra trên quả dâu tây trong quá trình bảo quản.

Từ khóa:

vi khuẩn đối kháng, hoạt tính kháng nấm, kiểm soát sinh học, dâu tây.

Trích dẫn

[1]. A. S. Dukare, S. Paul, V. E Nambi, R. K. Gupta, R. Singh, K. Sharma, and R. K. Vishwakarma, “Exploitation of microbial antagonists for the control of postharvest diseases of fruits: a review,” Critical Reviews in Food Science and Nutrition, vol. 59, no. 9, pp. 1-16, 2018.
[2]. F. Wang, J. Xiao, Y. Zhang, R. Li, L. Liu, and J. Deng, “Biocontrol ability and action mechanism of Bacillus halotolerans against Botrytis cinerea causing grey mould in postharvest strawberry fruit,” Postharvest Biology and Technology, vol. 174, 111456, 2021.
[3]. W. Q. Ye, Y. F. Sun, Y. J. Tang, and W. W. Zhou, “Biocontrol potential of a broad spectrum atifungal strain Bacillus amyloliquefaciens B4 for postharvest loquat fruit storage,” Postharvest Biology and Technology, vol. 174, 111439, 2021.
[4]. D. Aiello, C. Restuccia, E. Stefani, A. Vitale, and G. Cirvilleri, “Postharvest biocontrol ability of Pseudomonas synxantha against Monillinia fructicola and Monillinia fructigena on stone fruit,” Postharvest Biology and Technology, vol. 149, pp. 83-89, 2021.
[5]. D. Romero, A. Pérez-García, M. E. Rivera, F. M. Cazorla, and A. De Vicente, “Isolation and evaluation of antagonistic bacteria towards the cucurbit powdery mildew fungus Podosphaera fusca,” Applied Microbiology and Biotechnology, vol. 64, no. 2, pp. 263-269, 2004.
[6]. J. F. Shi and C. Q. Sun, “Isolation, identification, and biocontrol of antagonistic bacterium against Botrytis cinerea after tomato harvest.” Brazilian Journal of Microbiology, vol. 48, no.4, pp. 706-714, 2017.
[7]. E. Chalutz and C. L. Wilson, “Postharvest biocontrol of green and blue mold and sour rot of citrus fruit by Debaryomyces hansenii,” Plant disease, vol. 74, no.2, pp. 134-137, 1990.
[8]. W. You, C. Ge, Z. Jiang, M. Chen, W. Li, and Y. Shao, “Screening of a broad-spectrum antagonist Bacillus siamensis, and its possible mechanisms to control postharvest disease in tropical fruits,” Biological Control, vol. 157, 104584, 2021.

 Gửi bài