Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector huỳnh quang (HPLC-FLD)

Phạm Thị Mai Hương Trương Thị Mỹ Hạnh Đặng Thị Huyền My Vũ Thị Trang Cao Công Khánh Hoàng Quốc Anh Mai Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Minh Thư Nguyễn Quang Huy Nguyễn Thị Ánh Hường
Ngày phát hành 25/02/2022

Chi tiết

Cách trích dẫn
Phạm Thị Mai Hương, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Huyền My, Vũ Thị Trang, Cao Công Khánh, Hoàng Quốc Anh, Mai Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Thị Ánh Hường. "Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector huỳnh quang (HPLC-FLD)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 5 - số 1, pp. 11-24, 2022
Phát hành
PP
11-24
Counter
641

Main Article Content

Tóm tắt

Phương pháp sắc ký lỏng sử dụng detector huỳnh quang (HPLC-FLD) với các ưu điểm như đơn giản, nhanh và chọn lọc đã được nghiên cứu nhằm xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng cách dẫn xuất với 9-fluorenylmethyl chloroformate (FMOC-Cl). Điều kiện phân tích gồm: cột C18 (150 mm × 4,6 mm × 5 µm); pha động theo chế độ gradient có thành phần gồm nước và acetonitrile với tốc độ dòng 1,0 mL/phút; detector FLD ở bước sóng kích thích (λex) 265 nm và bước sóng phát xạ (λem) 315 nm. Các mẫu phân tích là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) dạng viên nang cứng hoặc viên nén được xử lý bằng cách nghiền nhỏ, trộn đều và chiết siêu âm với nước, tạo dẫn xuất trước khi phân tích bằng HPLC-FLD. Phương pháp đã được đánh giá về độ đặc hiệu, độ tuyến tính của đường chuẩn, độ chính xác và độ chụm đạt yêu cầu theo AOAC. Trong đó, đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ glucosamine từ 6,7 đến 135 ppm cho hệ số tương quan tuyến tính tốt (R2 = 0,9988). Độ lặp và độ tái lặp nội bộ được đánh giá qua độ lệch chuẩn tương đối (RSD %) tương ứng trong khoảng 2,54 đến 3,23 % (n = 6) và 2,24 đến 3,07 %, (n = 4), cho thấy phương pháp có độ chụm tốt. Độ đúng được đánh giá qua hiệu suất thu hồi đạt trong khoảng 98,0 đến 101,5 % và qua chương trình thử nghiệm thành thạo liên phòng H21.11 do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tổ chức với kết quả đạt (z-score là -0,89 < 2). Phương pháp đã được áp dụng để xác định hàm lượng glucosamine dưới dạng các loại muối khác nhau trong 15 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe với kết quả dao động trong khoảng từ 87,8 mg/viên đến 1088 mg/viên.

Từ khóa:

Glucosamine, HPLC-FLD, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Trích dẫn

[1]. J. W. Anderson, R. J. Nicolosi, and J. F. Borzelleca, “Glucosamine effects in humans: a review of effects on glucose metabolism, side effects, safety considerations and efficacy,” Food and Chemical Toxicology, vol. 43, no. 2, pp. 187-201, 2005.
[2]. J. Y. Reginster, R. Deroisy, L. C. Rovati, R. L. Lee, E. Lejeune, O. Bruyere, G. Giacovelli, Y. Henrotin, J. E. Dacre and C. Gossett, “Long-term effects of glucosamine sulphate on osteoarthritis progression: a randomised, placebo-controlled clinical trial,” The Lancet, vol. 357, no. 9252, pp. 251-256, 2001.
[3]. R. Muniyappa, R. J. Karne, G. Hall, S. K. Crandon, J. A. Bronstein, M. R. Ver, G. L. Hortin and M. J. Quon, “Oral Glucosamine for 6 Weeks at Standard Doses Does Not Cause or Worsen Insulin Resistance or Endothelial Dysfunction in Lean or Obese Subjects,” Diabetes, vol. 55, no. 11, pp. 3142-3150, 2006.
[4]. K. Vongnam, C. Muangnoi, P. Rojsitthisak, M. Sukwattanasinitt and P. Rashatasakhon, “A highly selective turn-on fluorescent sensor for glucosamine from amidoquinoline-napthalimide dyads,” Biosensors and Bioelectronics, vol. 86, pp. 472-476, 2016.
[5]. E. Václavíková and F. Kvasnička, “Isotachophoretic determination of glucosamine and chondroitin sulphate in dietary supplements,” Czech Journal of Food Sciences, vol. 31, pp. 55-65, 2013.
[6]. P. Chaisuwan, T. Kongprasertsak, A. Sangcakul, N. W. Smith, D. Nachapricha, P. Wilairat and K. Uraisin, “Direct injection of human serum and pharmaceutical formulations for glucosamine determination by CE-C4D method,” Journal of Chromatography B, vol. 879, no. 23, pp. 2185-2188, 2011.
[7]. S. Akamatsu and T. Mitsuhashi, “Development of a simple capillary electrophoretic determination of glucosamine in nutritional supplements using in-capillary derivatisation with o-phthalaldehyde,” Food Chemistry, vol. 130, no. 4, pp. 1137-1141, 2012.
[8]. J. Z. Zhou, T. Waszkuc and F. Mohammed, “Determination of glucosamine in raw materials and dietary supplements containing glucosamine sulfate and/or glucosamine hydrochloride by high-performance liquid chromatography with FMOC-Su derivatization: collaborative study,” Journal of AOAC International, vol. 88, no. 4, pp. 1048-58, 2005.
[9]. AOAC Official Method 2005.01, Glucosamine in Raw Materials and Dietary Supplements Containing Glucosamine Sulfate and/or Glucosamine Hydrochloride. High-Performance Liquid Chromatography with FMOC-Su Derivatization. First Action, 2005.
[10]. Y. Shao, R. Alluri, M. Mummert, U. Koetter and S. Lech, “A stability-indicating HPLC method for the determination of glucosamine in pharmaceutical formulations,” Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, vol. 35, no. 3, pp. 625-631, 2004.
[11]. Nguyễn Trung Dũng, Lê Thị Dung, Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Thị Trang, “Xác định Glucosamin trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với detector tán xạ bay hơi (HPLC-ELDS),” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 52, tr. 87-93, 2014.
[12]. Xiaolan Zhu, “Determination of Glucosamine in impure chitin samples by high-performance liquid chromatography” Carbohydrate Research, vol. 340, pp. 1732-1738, 2005.
[13]. AOAC, “Appendix F: Guidelines for standard method performance requirements,” AOAC Official Methods of Analysis, 9, 2012.

 Gửi bài