Bìa tạp chí

 

009bet

Xây dựng aptasensor điện hóa sử dụng aptamer đặc hiệu phát hiện kháng sinh neomycin trong sữa

Nguyễn Trường Giang Lê Quang Huấn
Ngày nhận: 25/07/2021
Đã sửa đổi: 27/09/2021
Ngày chấp nhận: 27/09/2021
Ngày đăng: 30/09/2021

Chi tiết

Các trích dẫn
Nguyễn Trường Giang, Lê Quang Huấn. "Xây dựng aptasensor điện hóa sử dụng aptamer đặc hiệu phát hiện kháng sinh neomycin trong sữa". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 3, pp. 239-250, 2021
Phát hành
PP
239-250
Counter
554

Main Article Content

Tóm tắt

Sữa và các sản phẩm từ sữa, thường được coi là thực phẩm tự nhiên cân bằng sức khỏe và cân bằng dinh dưỡng, bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mọi lứa tuổi và là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, quá liều lượng cho phép, không đúng mục đích sử dụng khiến thực phẩm và các sản phẩm từ động vật nói chung và từ sữa nói riêng có nguy cơ gây hại tới sức khỏe của con người. Những người tiêu dùng nhạy cảm có thể bị dị ứng hoặc thậm chí gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe. Kháng sinh tồn dư trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh khiến con người khó kiểm soát bệnh tật và gây ra nhiều hệ lụy trong tương lai. Có rất nhiều phương pháp hiện đại được đưa ra nhằm phát hiện kháng sinh trong thực phẩm. Một trong số đó là phương pháp điện hóa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng aptamer Neo6 và chip nano vàng nhằm chế tạo aptasensor điện hóa có khả năng xác định dư lượng neomycin trong sữa với khoảng tuyến tính là 10 - 3.000 ng/mL cũng như xác định được độ nhạy và độ đặc hiệu của aptasensor khá cao. Bên cạnh đó, chúng tôi đã bước đầu so sánh trên 20 mẫu sữa bổ sung kháng sinh cho thấy kết quả tương đồng với kết quả phân tích được bằng phương pháp LC-MS/MS.

Từ khóa:

aptamer Neo6, điện hóa, neomycin, điện cực vàng, aptasensor

Trích dẫn

[1]. S. A. Waksman, and H. A Lechevalier, "Neomycin, a New Antibiotic Active against Streptomycin-Resistant Bacteria, including Tuberculosis Organisms," Science, vol. 109, pp. 305-307, 1949.
[2]. GT Dow, JB Thoden, and HM Holden, "The three‐dimensional structure of NeoB: An aminotransferase involved in the biosynthesis of neomycin," Protein Sciemce, vol. 27, pp. 945-956, 2018.
[3]. C. Manyi-Loh, S. Mamphweli, E. Meyer, and A. Okoh, "Antibiotic Use in Agriculture and Its Consequential Resistance in Environmental Sources: Potential Public Health Implications," Molecules, vol. 23, pp. 795, 2018.
[4]. T. Kusano, M. Kanda, K. Kamata, and T. Miyazaki, "Microbiological method for the detection of antibiotic residues in meat using mixed-mode, reverse-phase and cation-exchange cartridge,” Shokuhin Eiseigaku Zasshi, vol. 45, pp. 191–196, 2004
[5]. S. Ahmed, J. Ning, D. Peng, T. Chen, et al., "Current advances in immunoassays for the detection of antibiotics residues: a review," Food and Agricultural Immunology, vol.31, pp. 268-290, 2020.
[6]. C. Yan, J. Zhang, L. Yao, et al., "Aptamer-mediated colorimetric method for rapid and sensitive detection of chloramphenicol in food," Food Chem, vol. 260, pp. 208-212, 2018
[7]. R. Mirzaei, M. Yunesian, S. Nasseri, et al., "An optimized SPE-LC-MS/MS method for antibiotics residue analysis in ground, surface and treated water samples by response surface methodology - central composite design," Journal of Environmental Health Science & Engineering, vol. 15, pp. 21, 2017.
[8]. A. D. Keefe, S. Pai, and A. Ellington, "Aptamers as therapeutics," Nature Review. Drug Discovery, vol. 9, no. 7, pp. 537-550, 2010.
[9]. N. R. Ha, I. P. Jung, I. J. La, H. S. Jung, and M. Y. Yoon, "Ultra-sensitive detection of kanamycin for food safety using a reduced graphene oxide-based fluorescent aptasensor," Scientific Reports, vol. 7, pp. 40305, 2017.
[10]. Z. Li, M. A. Mohamed, A. M. Vinu Mohan, et al., "Application of Electrochemical Aptasensors toward Clinical Diagnostics, Food, and Environmental Monitoring: Review," Sensors (Basel), vol. 19, pp. 5435, 2019.
[11]. D. Sharma, J. Lee, J. Seo, and H. Shin, "Development of a Sensitive Electrochemical Enzymatic Reaction-Based Cholesterol Biosensor Using Nano-Sized Carbon Interdigitated Electrodes Decorated with Gold Nanoparticles," Sensors, vol. 17, pp. 2128, 2017
[12]. A. Salek Maghsoudi, S. Hassani, and M Rezaei Akmal, "An Electrochemical Aptasensor Platform Based on Flower-Like Gold Microstructure-Modified Screen-Printed Carbon Electrode for Detection of Serpin A12 as a Type 2 Diabetes Biomarker," InternationalJournal of Nanomedicine, vol. 15, pp. 2219-2230, 2020
[13]. Hệ thống sắc ký lỏng khối phổ hai lần LC-MS/MS, [Trực tuyến]. Địa chỉ https: //nifc.gov.vn/index.php/vi/tblvhh/1458-ha-thang-sac-ka-lang-khai-pha-hai-lan-lc-ms-ms [Truy cập 27/9/ 2021].
[14]. S. Ghoneim, Accuracy, Recall, Precision, F-Score & Specificity, which to optimize on?, Medium. https://towardsdatascience.com/accuracy-recall-precision-f-score-specificity-which-to-optimize-on-867d3f11124 (accessed September 24, 2021).
[15]. H. Zhu, X. Chen, Z. Zheng, X. Ke, E. Jaatinen, J. Zhao, C. Guo, T. Xie,, and D. Wang et al., "Mechanism of supported gold nanoparticles as photocatalysts under ultraviolet and visible light irradiation," Chemical Communications, pp. 7524-7526, 2009.
[16]. F. Li, X. Gao, X. Wang, et al., "Ultrasensitive sandwich RNA-aptasensor based on dual-signal amplification strategy for highly sensitive neomycin detection," Food Control, vol. 131, pp. 108445, 2022
[17]. Thông tư 24/2013/TT-BYT mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y, [Trực tuyến]. Địa chỉ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-24-2013-TT-BYT-muc-gioi-han-toi-da-du-luong-thuoc-thu-y-204380.aspx [Truy cập 27/9/ 2021].

 Gửi bài