Trong nghiên cứu này, iod dưới dạng iodate và iodide trong các loại gia vị mặn được chiết với nước deion bằng bể rung siêu âm có điều nhiệt, sau đó xác định bằng phương pháp phổ khối plasma cảm ứng cao tần ghép nối sắc ký lỏng(LC-ICP-MS). Các điều kiện về thiết bị và quy trình chiết mẫu đã được khảo sát tối ưu. Phương pháp cũng đã được xác nhận giá trị sử dụng với các thông số như đường chuẩn làm việc có hệ số xác định R2 ≥ 0,995, giới hạn phát hiện (LOD) của iodate và iodide tương ứng là 0,06 mg/kg và 0,079 mg/kg; độ lệch chuẩn tương đối lặp lại (RSDr) trong khoảng 2,57 - 5,22%, độ thu hồi (R%) trong khoảng 83,5 - 108%, đáp ứng tốt các yêu cầu theo quy định của AOAC. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích 43 mẫu gia vị mặn khác nhau bao gồm muối ăn, bột canh iod, hạt nêm, dầu hào, nước tương, nước mắm. Kết quả cho thấy một tỉ lệ cao (76,9%) của các mẫu muối ăn và bột canh iod có hàm lượng tổng số của iodate và iodide thấp hơn so với mức quy định. Trong khi đó, các mẫu gia vị mặn khác có chứa hàm lượng đáng kể của iod chủ yếu dưới dạng iodide. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần đánh giá sơ bộ thực trạng dạng tồn tại của iod trong các sản phẩm gia vị mặn thu thập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
iod, iodate, iodide, gia vị mặn, LC-ICP-MS
[1]. Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2016, Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
[2]. Scientific Opinion on Dietary Reference Values for iodine, EFSA Journal, vol.12, no. 5:3660, pp. 3660, 2014.
[3]. D. Ngân, “Thông tin mới về vụ bột canh không chứa I-ốt” 16/05/2019, [Trực tuyến]. https://haiquanonline.com.vn/thong-tin-moi-ve-vu-bot-canh-khong-chua-i-ot-104831.html, [Truy cập 15/06/2021].
[4]. S. H. Webster, B. Rice, B. Highman, and W. F. Von Oettingen, “The toxicology of potassium and sodium iodates: acute toixicity in mice,” Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics, vol.120, no. 2, pp.171-178, 1957.
[5]. R. E. Gosselin, H. C. Hodge, R. P. Smith, and M. N. Gleason, “Chemical Toxicity of Chemical Products,” The Wilkins & Wilkins Co., Baltimore, 1976.
[6]. WHO, Iodine in Drinking-water, [online] https://www.who.int/water_sanitation_health/water-quality/guidelines/chemicals/draft-iodine-gdwq-190924.pdf [Truy cập 15/06/2021].
[7]. R. A. Niemann and D. L. Anderson, “Determination of Iodide and Thiocyanate in Powdered Milk and Infant Formula by On-Line Enrichment Ion Chromatography with Photodiode Array Detection,” Journal of Chromatography, A 2008, 1200, 193-197, 2008.
[8]. L. Basumalick and J. Rohrer, “Determination of iodide and iodate in soy- and milk- based infant formulas,” Thermo Fisher Scientific Application Note 37, 2013.
[9]. D. Hurum and J. Rohrer, “Determination of iodide in seawater and other saline matrices using a reagent - free ion chromatography system with suppressed conductivity and UV detection,” Thermo Fisher Scientific Application Note 239, 2016.
[10]. L. F. Sanchez and J. Szpunar, “Speciation Analysis for Iodine in Milk by Size-Exclusion Chromatography with Inductively Coupled Plasma Mass Spectrometric Detection (SEC-ICP MS),” Journal of Analytical. Atomic Spectrometry, vol. 14, pp. 1697-1702, 1999.
[11]. J. Nelson, L. Pacquette, S. Dong, and M. Yamanaka, “Simultaneous analysis of iodine and bromine species in infant formula using HPLC-ICP-MS,” Journal of AOAC International, vol. 102, no. 4, pp. 1199-1204, 2019.
[12]. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia, QCVN 9-1:2011/BYT về muối ăn bổ sung iod.
[13]. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 7396:2004 về yêu cầu kỹ thuật của bột canh gia vị
[14]. H & Schaffner Bürgi, J. Thomas & Seiler, “The Toxicology of Iodate: A Review of the Literature,” Thyroid: Official Journal of the American Thyroid Association. Vol. 11, no. 5, 11, pp. 449-456, 2001.
[15]. L. Liu, X. Li, H. Wang, X. Cao, W. Ma, “Reduction of iodate in iodated salt to iodide during cooking with iodine as measured by an improved HPLC/ICP-MS method,” Journal of Nutritional Biochemistry, vol 42, pp. 95-100, 2007.