Bìa tạp chí

 

009bet

Thành phần hoá sinh, hoạt tính chống oxy hoá và kháng khuẩn in vitro của cây khổ qua rừng (Momordica charantia var. abbreviata Ser.)

Trương Thị Thanh Dung Nguyễn Minh Trí
Ngày nhận: 10/04/2021
Đã sửa đổi: 25/05/2021
Ngày chấp nhận: 25/05/2021
Ngày đăng: 30/06/2021

Chi tiết

Các trích dẫn
Trương Thị Thanh Dung, Nguyễn Minh Trí. "Thành phần hoá sinh, hoạt tính chống oxy hoá và kháng khuẩn in vitro của cây khổ qua rừng (Momordica charantia var. abbreviata Ser.)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 2, pp. 109-114, 2021
Phát hành
PP
109-114
Counter
639

Main Article Content

Tóm tắt

Cây khổ qua rừng (Momordica charantia var. abbreviata Ser.) là một loại dây leo mọc hoang dại ở khắp các vùng núi và đồng bằng của nước ta, bộ phận sử dụng chính của cây là quả, thân và lá có thể làm rau ăn. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định một số hợp chất hoá học có hoạt tính sinh học trong phần thân và lá của cây khổ qua rừng tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Đánh giá về thành phần hoá sinh, hoạt tính chống oxy hoá, khả năng kháng khuẩn của dịch ép tươi và dịch chiết bằng ethanol 70o. Kết quả cho thấy dịch ép tươi và dịch chiết ethanol 70o từ đoạn thân lá khổ qua rừng đều thể hiện ức chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật thử nghiệm, trong đó dịch chiết ethanol 70o cho thấy hiệu quả kháng vi sinh vật cao nhất. Kết quả định tính thành phần hóa học trong cây khổ qua rừng có các thành phần: flavonoid, saponin, tanin, đường khử tự do, acid hữu cơ, tinh bột và acid béo làm cơ sở cho việc tiêu chuẩn hóa khai thác nguồn dược liệu này.

Từ khóa:

cây thuốc, khổ qua rừng, dịch chiết, chống oxy hóa, kháng khuẩn.

Trích dẫn

[1]. The Plant List, Momordica charantia var. abbreviata Ser.. http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew-2871084
[2]. D. H. Bich, D.X. Chung, “Medicinal plants and medicinal animals in Vietnam”. Hanoi: Science and Technology Publisher, vol 1, 2004.
[3]. N. V. Dan, N. V. Tuu, “Chemical research methods of medicinal plants”. Hanoi: Medical Publisher, 1985.
[4]. N. V. Mui, “Practicing biochemistry”. Hanoi: Science and Technology Publisher, 2001.
[5]. Fu, L., Xu, B.-T., Xu, X.-R., Gan, R.-Y., Zhang, Y., Xia, E.- Q. &Li, H.-B., “Antioxidant capacities and total phenolic contents of 62 fruits,” Food Chemistry, vol.129, no. 2, pp. 345-350, 2011.
[6]. M. Balouiri, M. Sadiki and S. Ibnsouda, “Methods for in vitro evaluating antimicrobial activity: A review,” Journal of Pharmaceutical Analysis, vol. 6, pp. 71-79, 2016.
[7]. N. Celikel và G. Kavas, “Antimicrobial Properties of Some Essential Oils against Some Pathogenic Microorganisms,” Czech Journal of Food Sciences, vol. 26, no. 3, pp. 174-181.
[8]. Tsung-Hsien Tsai, Ching-Jang Huang, Wen-Huey Wu, Wen-Cheng Huang, Jong-Ho Chyuan and Po-Jung Tsai, “Antioxidant, cell-protective, and anti-melanogenic activities of leaf extracts from wild bitter melon (Momordica charantia Linn. var. abbreviata Ser.) cultivars,” Botanical StudiesAn International Journal, 2014.
[9]. V. T. M. Huong, “Biochemical compositions and the antibacterial activity of extract form (Cassia alata L.)”, The Journal of Science, Hue University, vol.52, pp. 45-52, 2009.

 Gửi bài