Tạp nhiễm Staphylococcus aureus trong thực phẩm ăn ngay, không qua chế biến (RTE) thường gây ra các ca ngộ độc thực phẩm tại Việt nam. Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân tích tần suất mang gen sinh độc tố ruột (gen sea, seb, sec, sed and see) của các chủng Staphylococcus aureus đã phân lập trên các nền mẫu thực phẩm ăn ngay, không qua chế biến tại thành phố Hồ Chí Minh. 76 chủng Staphylococcus aureus được phân lập từ 200 mẫu thực phẩm lấy ngẫu nhiên từ các quầy bán thực phẩm trên đường phố, bao gồm patê, chả lụa, xá xíu, thịt heo quay, vịt quay được thu thập tại các Quận 5, 6, 7 và 8 tại thành phố Hồ Chí Minh. Các chủng Staphylococcus aureus được lưu giữ ở -70oC và được sử dụng để phân tích các gen sinh độc tố ruột. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6/75 (7,9%) chủng Staphylococcus aureus mang gen sinh độc tố ruột, trong đó, 01 chủng mang gen sea (1,32%) trong patê (Quận 8), 03 chủng mang gen sec (3,95%) gồm 02 chủng trong chả lụa (Quận 7 và 8) và 01 chủng trong vịt quay (Quận 8) và 02 gen see (3,95%), trong đó 01 chủng trong patê (Quận 8) và 01 chủng trong chả lụa (Quận 8). Đây có thể là mối nguy cho sức khỏe công đồng và cần có những hướng dẫn thực hành vệ sinh tốt.
Gen sinh độc tố ruột, S.aureu, thực phẩm ăn ngay, thành phố Hồ Chí Minh
[1]. B. T. M. Huong, Z. H. Mahmud, S. B. Neogi, A. Kassu, N. V. Nhien, A. Mohammad, M. Yamato, F. Ota, N. T. Lam, H. T. A. Dao, N. C. Khan, “Toxigenicity and genetic diversity of Staphylococcus aureus isolated from Vietnamese ready-to-eat foods”, Medical Publisher, vol. 21, pp. 166-171, 2010.
[2]. E. D. Giannatale, V. Prencipe, A. Tonelli, C. Marfoglia and G. Mogliprati, “Characterisation of Staphylococcus aureus strains isolated from food fo human consumption”, Veterinaria Italiana, vol. 47, no.2, pp.165-173, 2011.
[3]. W. M. Johnson, S. D. Tyler, “PCR detection of genes for enterotoxins, Exfoliative toxins, and toxinshock syndrome toxin-1 in Staphylococcus aureus”, Diagnostic molecular microbiology, principles and application, pp. 294-299, 1991.
[4]. N. Đ. Phúc, N. T. H. Oanh, “Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus trong nhóm sản phẩm thịt sử dụng trực tiếp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, Tạp chí Phân tích Hóa, lý và Sinh học”, tập 23, số 5 (đặc biệt), tr. 117-121, 2018.
[5]. E. Perez-Roth, F. Claverie-Martin, J. Villar, S. Mendez-Alvarez, “Multiplex PCR for simultaneous identification of Staphylococcus aureus and detection of methicillin and mupirocin resistance”, Journal of Clinical Microbiology; vol. 39, no. 11, pp. 4037-4041, 2001.
[6]. V. L. M. Rall, J. M. Sfocin, V. C. M. Augustini, M. T. Watanabe, A. Jr. Fernandes, R. Rall, M. G Silva, J.P. Jr. Araujo, “Detection of enterotoxin genes of Staphylococcus sp. isolated form nasal cavities and hand of food handlers”, Brazilian Journal of Microbiology, vol. 41, no. 1, pp. 59-65, 2010.
[7]. Waranwan Wongboot, Chayriya Chomvarin and Wises Namwat, “Phenotypic and genotypic detection of enterotoxins, toxic shock syndrome toxin-1 and of methicillin resistance in Staphylococcus aureus isolated from retail ready to eat foods in northeastern Thailand”, The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, vol. 46, no.1, pp. 97-104, 2015.
[8]. M. Yisalan, Z. Yanying, T. Junni, T. Cheng, C. Juan and L. Ji, “Antimicrobial susceptibility and presence of resistance and enterotoxin/enterotoxin-likes genes in Staphylococcus aureus from food”, Journal of Food, vol. 16, no.1, pp.76-84, 2017.