Nghiên cứu đã thực hiện đánh giá hàm lượng độc tố vi nấm aflatoxin, ochratoxin A, zearalenone, deoxynivalenol and fumonisin B1 trong một số sản phẩm thực phẩm bao gồm bánh kẹo, bột thính trộn, bột ngũ cốc dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngũ cốc nguyên liệu và gia vị các loại. Mẫu thực phẩm được chiết và làm sạch bằng phương pháp QuEChERS, sau đó dịch chiết được phân tích bằng thiết bị sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS). Giới hạn phát hiện của phương pháp cho aflatoxin, fumonisin B1, ochratoxin A, deoxynivalenol, zearalenone lần lượt là 0,5; 30; 0,5; 60; 3,0 µg/kg. Độ thu hồi của phương pháp trong khoảng 70 - 110%. Độ lệch chuẩn tương đối RSD trong khoảng 5,1 - 13%. Kết quả khảo sát 300 mẫu thực phẩm các loại cho thấy có 43 mẫu nhiễm độc tố vi nấm chiếm tỷ lệ 14,3%, chủ yếu tập trung vào nhóm ngũ cốc chưa qua chế biến. Trong đó phát hiện 10 mẫu gia vị, 04 mẫu nguyên liệu thực phẩm, 01 mẫu kẹo, 01 mẫu bột ngũ cốc dinh dưỡng, 01 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe phát hiện có nhiễm aflatoxin, ochratoxin A vượt ngưỡng tối đa cho phép của Bộ Y tế theo quy chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT.
LC-MS/MS, aflatoxin, ochratoxin A, deoxynivalenol, zearalenone, fumonisin B1
[1]. L. Anfossi, C. Giovannoli and C. Baggiani, “Mycotoxin detection”, Current Opinion in Biotechnology, vol. 37, pp. 120-126, 2016.
[2]. Á. M. Francisco, M. Valle-Algarra, R. Mateo, J. V. Gimeno-Adelantado, F. Mateo and M. Jiménez, “Survey of the mycobiota of Spanish malting barley and evaluation of the mycotoxin producing potential of species of Alternaria, Aspergillus and Fusarium”, International Journal of Food Microbiology, vol 108, no. 2, pp. 196-203, 2006.
[3]. M. Sharman, J. Gilbert and J. Chelkowski, “A survey of the occurrence of the mycotoxin moniliformin in cereal samples from sources worldwide”, Food Additives & Contaminants, vol 8, no. 4, pp. 459-466, 1991.
[4]. G. Jard , T. Liboz, F. Mathieu, A. Guyonvarc’h and A Lebrihi, “Review of mycotoxin reduction in food and feed: from prevention in the field to detoxification by adsorption or transformation”, Food Additives & Contaminants: Part A, vol. 28, no. 11, pp. 1590-1609, 2011.
[5]. Y. Ren, Y. Zhang, S. Shao, Z. Cai, L. Feng, H. Pan and Z. Wang, “Simultaneous determination of multi-component mycotoxin contaminants in foods and feeds by ultra-performance liquid chromatography tandem mass spectrometry”, Journal of Chromatography A, vol. 1143, no. 1-2, pp. 48-64, 2007.
[6]. C. Tabuc, I. Taranu and L. Calin, “Survey of mould and mycotoxin contamination of cereals in South-Eastern Romania in 2008-2010”, Archiva Zootechnica, vol. 14, no. 4, pp. 25-38, 2011.
[7]. J. D. Di Mavungu, S. Monbaliu, M-L. Scippo, G. Maghuin-Rogister, Y-J. Schneider, Y. Larondelle, A. Callebaut, J. Robbens, C. Van Peteghem and S. De Saeger, “LC-MS/MS multi-analyte method for mycotoxin determination in food supplements”, Food Additives and Contaminants, vol. 26, no. 6, pp. 885-895, 2009.
[8]. M. Sulyok, R. Krska and R. Schuhmacher, “Application of an LC-MS/MS based multi-mycotoxin method for the semi-quantitative determination of mycotoxins occurring in different types of food infected by moulds”, Food Chemistry, vol. 119, no. 1, pp. 408-416, 2010.
[9]. D. H. Tuan, T. C. Son, L. D. Chi, N. T. H. Binh, L. T. P. Thảo, L. T. H. Hao, L. D. Tuyen, T. N. H. Thu, “Dietary exposure and health risk characterization of aflatoxin B1, ochratoxin A, fumonisin B1, and zearalenone in food from different provinces in Northern Vietnam”, Food Control, vol. 112, 107108, 2020.