Bìa tạp chí

 

009bet

Đánh giá khả năng phát hiện Bacillus cereus trong thực phẩm bằng môi trường thạch sinh màu Rapid’ B. cereus

Võ Thị Như Bích Trương Huỳnh Anh Vũ
Ngày nhận: 07/11/2023
Đã sửa đổi: 19/12/2023
Ngày chấp nhận: 10/01/2024
Ngày đăng: 31/03/2024

Chi tiết

Các trích dẫn
Võ Thị Như Bích, Trương Huỳnh Anh Vũ. "Đánh giá khả năng phát hiện Bacillus cereus trong thực phẩm bằng môi trường thạch sinh màu Rapid’ B. cereus". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 7 - số 1, pp. 35-44, 2024
Phát hành
PP
35-44
Counter
257

Main Article Content

Tóm tắt

Trọng tâm của nghiên cứu này là đánh giá khả năng phát hiện Bacillus cereus trong thực phẩm bằng môi trường thạch sinh màu RAPID’B.cereus (RBC) được so sánh với môi trường thạch chọn lọc tiêu chuẩn Mannitol Egg Yolk Polymyxin (MYP). Năm nhóm mẫu thực phẩm được lựa chọn để tiến hành đánh giá, bao gồm: sữa; ngũ cốc; bột và tinh bột; bánh mứt kẹo; rau củ quả (n = 164). Tỷ lệ nhiễm Bacillus cereus bằng môi trường RBC và MYP lần lượt là 75,61% (124/164), 70,12% (115/164). Trong đó có 46,09% mẫu không đạt so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định về giới hạn tối đa cho phép Bacillus cereus trong thực phẩm. Hiệu năng của môi trường thạch RBC và MYP được thử nghiệm với thông số hệ số phát triển (0,5 ≤ PR ≤ 1,4) và hệ số chọn lọc (SF ³ 2) đạt yêu cầu theo ISO 11133. Môi trường RBC có độ đúng tương đối (SD = 0,14) và độ chính xác (≤ 0,125). Với kết quả thu được, chúng tôi nhận định môi trường RBC phù hợp với ISO 7932:2004 và đề xuất sử dụng môi trường thạch RBC để thiết lập qui trình phân tích định lượng Bacillus cereus bằng kỹ đổ đĩa/trải bề mặt với nhiệt độ ủ 30 ± 1°C trong 24 ± 3 giờ. Bên cạnh đó, dữ liệu nghiên cứu góp phần cải tiến quy trình phân tích định lượng Bacillus cereus nhằm rút ngắn thời gian thử nghiệm, cung cấp kết quả một cách chính xác, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Từ khóa:

Bacillus cereus, môi trường thạch sinh màu, xác nhận giá trị sử dụng phương pháp.

Trích dẫn

[1]. J. L. Schoeni, and A. C. L. Wong, “Bacillus cereus food poisoning and its toxins,” Journal of food protection, vol. 68, no. 3, pp. 636-648, 2005.
[2]. Y. B. Park, J. B. Kim, S. W. Shin, J. C. Kim, S. H. Cho, B. K. Lee, and D. H. Oh, “Prevalence, genetic diversity, and antibiotic susceptibility of Bacillus cereus strains isolated from rice and cereals collected in Korea,” Journal of Food Protection, vol. 72, no 3, pp. 612-617, 2005.
[3]. J. M. Goepfert, W. M. Spira, and H. U. Kim, “Bacillus cereus: food poisoning organism. A review,” Journal of Food Protection, vol. 35, no. 4, pp. 213-227, 1972.
[4]. ISO 7932:2004, Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal method for the enumeration of presumptive Bacillus cereus¬ – Colony count technique at 30 degrees C.
[5]. N. Heini, R. Stephan, M. Ehling-Schulz, and S. Johler, “Characterization of Bacillus cereus group isolates from powdered food products,” International Journal of Food Microbiology, vol. 283, pp. 59-64, 2018.
[6]. AOAC 980.31:1981, Bacillus cereus in foods - Enumeration and confirmation microbiological methods.
[7]. ISO 11133:2014, Microbiology of food, animal feed and water - Preparation, production, storage and performance testing of culture media.
[8]. ISO 16140-2:2016, Microbiology of the food chain - Method validation - Part 2: Protocol for the validation of alternative (proprietary) methods against a reference method.
[9]. International Organization for Standardization, ISO Standards Maintenance Portal, http://standards.iso.org/iso/16140.
[10]. D. Schmid, C. Rademacher, E. E. Kanitz, E. Frenzel, E. Simons, F. Allerberger, and M. Ehling-Schulz, “Elucidation of enterotoxigenic Bacillus cereus outbreaks in Austria by complementary epidemiological and microbiological investigations,” International Journal of Food Microbiology, vol. 232, pp. 80-86, 2016.
[11]. J. W. Chon, J. Y. Hyeon, J. H. Park, K. Y. Song, J. H. Kim, and K. H. Seo, “Improvement of mannitol–yolk–polymyxin B agar by supplementing with trimethoprim for quantitative detection of Bacillus cereus in foods,” Journal of food protection, vol. 75, no. 7, pp. 1342-1345, 2012.
[12]. J. N. Meng, Y. J. Liu, X. Shen, J. Wang, Z. K. Xu, Y. Ding, and Z. L. Xu, “Detection of emetic Bacillus cereus and the emetic toxin cereulide in food matrices: Progress and perspectives,” Trends in Food Science and Technology, vol. 123, pp. 322-333, 2022.
[13]. NF VALIDATION, “Validation of alternative analytical methods EN ISO 16140 validation of RAPID’B.cereus method for the enumeration of bacteria from Bacillus cereus in food products, animal feed and production environmental samples”, 2019.

 Gửi bài