Bìa tạp chí

 

009bet

Xác định amygdalin trong hạt và các sản phẩm từ hạt bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ

Nguyễn Hà Thanh Trần Trung Thành Nguyễn Thị Hồng Ngọc Cao Công Khánh Phạm Thị Thanh Hà
Ngày nhận: 04/10/2022
Đã sửa đổi: 06/01/2023
Ngày chấp nhận: 06/01/2023
Ngày đăng: 31/03/2023

Chi tiết

Các trích dẫn
Nguyễn Hà Thanh, Trần Trung Thành, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Cao Công Khánh, Phạm Thị Thanh Hà. "Xác định amygdalin trong hạt và các sản phẩm từ hạt bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 6 - số 1, pp. 24-37, 2023
Phát hành
PP
24-37
Counter
474

Main Article Content

Tóm tắt

Amygdalin là một cyanogenic glycosid, một chất độc tự nhiên có trong hạt các cây họ Hoa Hồng, như hạnh nhân, đào, mơ, và có thể xuất hiện trong các sản phẩm thực phẩm có chứa các loại hạt này. Amygdalin sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ bị thủy phân giải phóng ra acid hydrocyanic có khả năng gây ngộ độc cho con người. Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC - MS/MS) với nguồn ion hóa chế độ âm được ứng dụng xây dựng và thẩm định phương pháp xác định amygdalin trên thực phẩm theo hướng dẫn của AOAC. Cloramphenicol được lựa chọn làm chất chuẩn nội. Hệ dung môi pha động sử dụng gồm 2 kênh A (acid formic 0,1%), kênh B (acetonitril) và pha tĩnh là cột symmetry C18 (3 mm × 150 mm, 3,5 μm). Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của amygdalin lần lượt là là 15 μg/kg và 50 μg/kg. Khoảng tuyến tính nằm trong khoảng từ 1,68 - 33,6 ng/mL. Phương pháp có độ thu hồi 86,2 - 110,0%, độ lệch chuẩn tương đối trong khoảng 2,8 - 5,0%. Phương pháp sau thẩm định được áp dụng để xác định hàm lượng amygdalin trong một số mẫu hạt và sản phẩm từ nhân hạt có trên thị trường Hà Nội.

Từ khóa:

Amygdalin, chloramphenicol, LC - MS/MS, hạt.

Trích dẫn

[1]. D. Chassagne, J. C. Crouzet, C. L. Bayonove, and R. L. Baumes, “Identification and quantification of passion fruit cyanogenic glycosides,” Journal of Agricultural and Food Chemistry, vol. 44, no. 12, pp. 3817-3820, 1996.
[2]. J. Guo, W. Wu, M. Sheng, S. Yang, and J. Tan, “Amygdalin inhibits renal fibrosis in chronic kidney disease,” Molecular Medicine Reports, vol. 7, no. 5, pp. 1453-1457, 2013.
[3]. H. Mirmiranpour, S. Khaghani, A. Zandieh, O. O. Khalilzadeh, S. Gerayesh-Nejad,A. Morteza, and A. Esteghamati, “Amygdalin inhibits angiogenesis in the cultured endothelial cells of diabetic rats,” Indian Journal of Pathology & Microbiology, vol. 55, no. 2, pp. 211-214, 2012.
[4]. M. Halenar, L. Chrastinova, L. Ondruska, R. Jurcik, K. Zbynovska, E. Tusimova, and A. Kolesarova, “The evaluation of endocrine regulators after intramuscular and oral application of cyanogenic glycoside amygdalin in rabbits,” Biologia, vol. 72, no. 4, pp. 468-474, 2017.
[5]. A. Baroni, I. Paoletti, R. Greco, R. Satriano, E. Ruocco, M. Tufano, J. Perez, “Immunomodulatory effects of a set of amygdalin analogues on human keratinocyte cells,” Experimental Dermatology, vol. 14, no. 11, pp. 854-859, 2005.
[6]. F. Nabavizadeh, A. M. Alizadeh, Z. S. Adroleslami, S. Adeli, “Gastroprotective effects of amygdalin on experimental gastric ulcer: Role of NO and TNF-alpha,” Journal of Medicinal Plants Research, vol. 5, no. 14, pp. 3122-3127, 2011.
[7]. D. Jiagang, H. Wang, Y. Liu, , C. Li, E. Hao, Z. Du, C. Bao, J. Lv, and Y. Wang, “Anti-atherosclerotic effects mediated by the combination of probucol and amygdalin in apolipoprotein e-knockout mice fed with a high fat diet,” Journal of Animal and Veterinary Advances, vol. 11, no. 1, pp. 20-25, 2012.
[8]. Y. Cheng, C.Yang, J. Zhao, H. F. Tse, and J. Rong, “Proteomic identification of calcium-binding chaperone calreticulin as a potential mediator for the neuroprotective and neuritogenic activities of fruit-derived glycoside amygdalin,” The Journal of Nutritional Biochemistry, vol. 26, no. 2, pp. 146-154, 2015.
[9]. E. Jaszczak-Wilke, A. Polkowska, M. Koprowski, K. Owsianik, A. E. Mitchell, and P. Bałczewski, “Amygdalin: toxicity, anticancer activity and analytical procedures for its determination in plant seeds,” Molecules, vol. 26, no. 8, pp. 2253, 2021.
[10]. V. Schulz, R. Bonn, J. Kindler, “Kinetics of elimination of thiocyanate in 7 healthy subjects and 8 subjects with renal failure,” Klin Wochenschr, vol. 57, pp. 243-2477, 1979.
[11]. T. Dang, C. Nguyen, and P. N. Tran, “Physician beware: severe cyanide toxicity from amygdalin tablets ingestion,” Case Reports in Emergency Medicine, vol. 2, pp. 1-3, 2017.
[12]. I. F. Bolarinwa, C. Orfila, and M. R. Morgan, “Amygdalin content of seeds, kernels and food products commercially-available in the UK,” Food Chemistry, vol. 152, pp. 133-139, 2014.
[13]. N. Karsavuran, M. Charehsaz, H. Celik, B. M. Asma, C. Yakıncı, and A. Aydın, “Amygdalin in bitter and sweet seeds of apricots,” Toxicological & Environmental Chemistry, vol. 96, no. 10, pp. 1564-1570, 2014.
[14]. T. Tanaka, K. Kimura, K. Kan, Y. Katori, K. Michishita, H. Nakano, and T. Sasamoto, “Quantification of amygdalin, prunasin, total cyanide and free cyanide in powdered loquat seeds,” Food Additives & Contaminants: Part A, vol. 37, no. 9, pp. 1503-1509, 2020.
[15]. M. Gao, Y. Wang, H. Wei, H. Ouyang, M. He, L. Zeng, F. Shen, Q. Guo and Y. Rao, “Qualitative and quantitative analysis of amygdalin and its metabolite prunasin in plasma by ultra-high performance liquid chromatography-tandem quadrupole time of flight mass spectrometry and ultra-high performance liquid chromatography-tandem triple quadrupole mass spectrometry,” Chinese Journal of Chromatography, vol. 32, no. 6, pp. 591, 2014.
[16]. V. D. Nikolic, I. M. Savic, L. B. Nikolic, and M. Z. Stankovic, “Development and validation of HPLC method for the determination of amygdalin in the plant extract of plum kernel,” Research Journal of Chemistry and Environment, vol. 16, no. 4, pp. 80-86. 2012.
[17]. I. M. Savic, V. D. Nikolic, I. M. Savic-Gajic, L. B.Nikolic, S. R. Ibric, and D. G. Gajic, “Optimization of technological procedure for amygdalin isolation from plum seeds (Pruni domesticae semen),” Frontiers in Plant Science, vol. 6, pp. 276, 2015.
[18]. AOAC Official Methods of Analysis, Appendix F: Guidelines for standard method performance requirements, 2012.

 Gửi bài