Bìa tạp chí

 

009bet

Thu nhận acid phenyllactic từ chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. và thử nghiệm ứng dụng trong bảo quản nông sản

Vũ Kim Dung Nguyễn Như Ngọc Lê Sỹ Dũng Vũ Thị Ngọc Hiền
Ngày phát hành 28/01/2021

Chi tiết

Cách trích dẫn
Vũ Kim Dung, Nguyễn Như Ngọc, Lê Sỹ Dũng, Vũ Thị Ngọc Hiền. "Thu nhận acid phenyllactic từ chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. và thử nghiệm ứng dụng trong bảo quản nông sản". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 1, pp. 22-33, 2021
Phát hành
PP
22-33
Counter
644

Main Article Content

Tóm tắt

Acid phenyllactic (PLA) là một hợp chất sinh học được sinh tổng hợp từ vi sinh vật, có khả năng ức chế sinh trưởng và sự phát triển của một số loài vi khuẩn gram âm, gram dương, cùng nhiều loài nấm men, nấm mốc gây hại thực phẩm. Kết quả nghiên cứu đã phân lập và tuyển chọn được chủng Lactobacillus sp. MX3.2 có khả năng sinh tổng hợp acid phenyllactic cao (1,98 g/L) từ các sản phẩm rau củ muối chua. Chế phẩm PLA thu nhận từ quá trình lên men chủng Lactobacillus sp. MX3.2 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm mốc Aspergillus niger, Aspergillus flavus và Aspergillus oryzae ở nồng độ 40 - 50 g/L và vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella enterica và Shigela flexneri ở nồng độ 20 - 30 g/L. Bước đầu thử nghiệm ứng dụng PLA trong bảo quản nông sản - thực phẩm đạt hiệu quả cao. Quả xoài và ớt khi xử lý bằng PLA 2% kết hợp với CaCl2 1% trong 2 phút sau 28 ngày bảo quản vẫn giữ được độ tươi, ngon và chất lượng cảm quan tốt, kéo dài hơn so với không xử lý 14 ngày.

Từ khóa:

Acid phenyllactic, bảo quản, Lactobacillus, tuyển chọn

Trích dẫn

[1]. Võ Thị Phương Nhung, Đỗ Thị Thúy Hằng và Võ Thị Hải Hiền, "Xuất khẩu rau quả Việt Nam - thực trạng và giải pháp", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, số 20/10/2017, tr. 160-168, 2017.
[2]. S. S. Chaudhari and D.V. Gokhale, "Phenyllactic acid: A potential antimicrobial compound in lactic acid bacteria", Journal of Bacteriology & Mycology: Open Access, vol. 2, no. 5, pp. 121-125, 2016.
[3]. P. Lavermicocca, F. Valerio and A. Visconti, "Antifungal activity of phenyllactic acid against molds isolated from bakery products", Applied and Environmental Microbiology, vol. 69, no. 1, pp. 634-640, 2003.
[4]. I. Ohhiral, S. Kuwaki, H. Morita, T. Suzuki, S. Tomita, S. Hisamatsu, S. Sonoki and S. Shinoda, "Identification of 3-Phenyllactic acid as a possible antibacterial substance produced by Enterococcus faecalis TH 10", Biocontrol Science, vol. 9, no. 3, pp. 77-81, 2004.
[5]. Bùi Kim Thuý và Nguyễn Duy Lâm, "Nghiên cứu sản xuất axít phenyllactic bằng phương pháp lên men và ứng dụng trong bảo quản dứa cắt và cam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 51, số 6A, tr. 283-288, 2013.
[6]. Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Minh Thư, "Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Lactic có khả năng sinh tổng hợp amylase và bacteriocin", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, tập 3, số 1, tr. 3-10, 2013.
[7]. M. V. Arasu, M. W. Jung, S. Ilavenil, M. Jane, D-H. Kim, K-D. Lee, H-S. Park, T-Y. Hur, G-J. Choi, Y-C. Lim, N. A. Al-Dhabi and K-C. Choi, "Isolation and characterization of antifungal compound from Lactobacillus plantarum KCC-10 from forage silage with potential beneficial properties", Journal of Applied Microbiology, vol. 115, no. 5, pp. 1172-1185, 2013.
[8]. J. Magnusson and J. Schnurer, "Lactobacillus coryniformis subsp. coryniformis strain Si3 produces a broad-spectrum proteinaceous antifungal compound", Applied and Environmental Microbiology, vol. 67, no.1, pp. 1-5, 2001.
[9]. J. Magnusson, K. Strom, S. Roos, J. Sjogren and J. Schnurer, "Broad and complex antifungal activity among environmental isolates of lactic acid bacteria", Fems Microbiology Letters, vol. 219, no. 1, pp. 129-135, 2003.
[10]. J. A. Yoo, Y. M. Lim and M. H. Yoon, "Production and antifungal effect of 3-phenyllactic acid (PLA) by lactic acid bacteria", Journal of Applied Biological Chemistry, vol. 59, no. 3, pp. 173-178, 2016.
[11]. W. Mu, S. Yu, L. Zhu, T. Zhang and B. Jiang, "Recent research on 3-phenyllactic acid, a broad-spectrum antimicrobial compound", Applied Microbiology and Biotechnology, vol. 95, no. 5, pp. 1155-1163, 2012.
[12]. D. S. Joshi, M. S. Singhvi, J. M. Khire and D. V. Gokhale, "Strain improvement of Lactobacillus lactis NCIM 2368 for D-lactic acid production", Biotechnology Letters, vol. 32, no. 4, pp. 517-520, 2010.
[13]. Huỳnh Ngọc Tâm, Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười và Hà Thanh Toàn, "Phân lập và tuyển chọn dòng vi khuẩn lactic có khả năng kháng khuẩn từ dưa lê non (Cucumis melo L.) muối chua", Tạp chı́ Khoa học Trường Đai học Cần Thơ, tập 1, tr. 18-24, 2016.
[14]. X. F. Li, B. Jiang and B. Pan, "Biotransformation of phenylpyruvic acid to phenyllactic acid by growing and resting cells of a Lactobacillus sp.", Biotechnology Letters, vol. 29, no. 4, pp. 593-597, 2007.
[15]. M. Kamata, R. Toyomasu, D. Suzuki and T. Tanaka, "D-phenylactic acid production by Brevibacterium or Corynebacterium", Patent JP, 86108396, 1986.
[16]. H. J. D. Lalel and Z. Singh, "Controlled atmosphere storage of “Delta R2E2” mangoes fruit affects production of aroma volatile compounds", The Journal of Horticultural Science and Biotechnology, vol. 81, no. 3, pp. 449-457, 2006.
[17]. D. Rico, A. B. Martin-Diana, J. M. Barat and C. Barry-Ryan, "Extending and measuring the quality of fresh cut fruits and vegetables: A review", Trends in Food Science & Technology, vol.18, no. 7, pp. 373-386, 2002.
[18]. S. Mitera, E. A. Baldwin and Mango In, Post harvest physiology and storage of tropical and sub tropical fruit, S. Mitra, CABI, West Bangal: India, 2005.

 Gửi bài