Bìa tạp chí

 

009bet

Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong sản phẩm thịt đã chế biến tại một số chợ khu vực nam sông Hương thành phố Huế

Tôn Thất Nhuận Thân Ngô Thị Tuyết Mai Phạm Thị Ngọc Lan
Ngày phát hành 24/02/2021

Chi tiết

Cách trích dẫn
Tôn Thất Nhuận Thân, Ngô Thị Tuyết Mai, Phạm Thị Ngọc Lan. "Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong sản phẩm thịt đã chế biến tại một số chợ khu vực nam sông Hương thành phố Huế". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 1, pp. 34-42, 2021
Phát hành
PP
34-42
Counter
570

Main Article Content

Tóm tắt

Sản phẩm thịt đã chế biến là một trong những loại thực phẩm xuất hiện phổ biến và ngày càng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng. Vì vậy, việc đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong sản phẩm thịt đã chế biến tại các chợ sẽ cung cấp thêm thông tin về tình trạng nhiễm khuẩn cho các cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và người tiêu dùng. Chúng tôi đã khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật đối với sản phẩm thịt đã chế biến tại một số chợ ở khu vực Nam sông Hương thành phố Huế với 90 mẫu được phân tích thuộc 03 nhóm là thịt lên men, thịt đóng gói và thịt không đóng gói. Kết quả cho thấy, 100% mẫu đều nhiễm tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms và Escherichia coli, trong đó 100% mẫu Coliforms và E. coli không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Số lượng vi sinh vật hiếu khí dao động từ 2,7 × 103 - 2,8 × 109 CFU/g, Coliforms từ 1,1 × 104 - 1,5 × 108 MPN/g và E. coli nằm trong khoảng 1,1 × 102 - 9,2 × 105 MPN/g. Không phát hiện thấy sự hiện diện của Clostridium perfringens và Staphylococcus aureus trong số mẫu được kiểm tra.

Từ khóa:

Clostridium perfringens, Coliforms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, sản phẩm thịt đã chế biến, tổng số vi sinh vật hiếu khí

Trích dẫn

[1]. Bộ Y tế, Báo cáo của Bộ Y tế về an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2019, Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm, 2020.
[2]. Nguyễn Thuần Anh, "Đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm tại các hàng quán quanh Trường Đại học Nha Trang", Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 2/2015, tr. 3-8, 2015.
[3]. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 6404:2016 - Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật, 2016.
[4]. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 4884-1: 2015 - Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng vi sinh vật - Phần 1: Đếm khuẩn lạc ở 30 độ C bằng kỹ thuật đỗ đĩa, 2015.
[5]. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 4882:2007 - Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Coliform - Kỹ thuật đếm có số xác suất lớn nhất, 2007.
[6]. Bộ khoa học và Công nghệ, TCVN 6846:2007 - Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và đinh lượng Escherichia coli giả định - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất, 2007.
[7]. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 4991:2005 - Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Clostridium perfrigens trên đĩa thạch - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc, 2005.
[8]. Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 4830-3:2005 - Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng staphylococci có phản ứng dương tính với coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch - Phần 3: Phát hiện và dùng kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN) để đếm số lượng nhỏ, 2005.
[9]. Bộ Y tế, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, 2007.
[10]. Phạm Thị Ngọc Lan và Ngô Thị Tuyết Mai, "Khảo sát ô nhiễm vi sinh vật trong một số thực phẩm trên địa bàn thành phố Huế năm 2010-2011", Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập 73, số 4, tr. 66-67, 2012.
[11]. Ngô Thị Tuyết Mai, Đặng Văn Khánh, Phạm Thị Ngọc Lan, "Đánh giá mức độ nhiễm Escherichia coli trong một số thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố Huế năm 2011-2013", Tạp chí Y học Thực hành, tập 933-934, số 59, tr. 181-184, 2014.

 Gửi bài