Bìa tạp chí

 

009bet

Đánh giá mức độ nhiễm và đặc điểm kháng kháng sinh của Salmonella spp. phân lập từ thủy hải sản tươi sống tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trương Huỳnh Anh Vũ Nguyễn Hoàng Khuê Tú Huỳnh Yên Hà Chu Vân Hải
Ngày phát hành 10/03/2021

Chi tiết

Cách trích dẫn
Trương Huỳnh Anh Vũ, Nguyễn Hoàng Khuê Tú, Huỳnh Yên Hà, Chu Vân Hải. "Đánh giá mức độ nhiễm và đặc điểm kháng kháng sinh của Salmonella spp. phân lập từ thủy hải sản tươi sống tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 1, pp. 52-61, 2021
Phát hành
PP
52-61
Counter
857

Main Article Content

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, tổng số 380 mẫu thủy hải sản (tôm, cá, mực) tươi sống đã được lấy ngẫu nhiên tại các chợ truyền thống thuộc các quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành định tính Salmonella spp. bằng kỹ thuật nuôi cấy theo ISO 6579-1:2017, chọn khuẩn lạc điển hình, khẳng định bằng kỹ thuật PCR (TCVN 8342:2010), xác định serovar theo ISO/TR 6579-3:2014 và đánh giá đặc điểm nhạy cảm kháng sinh của chúng bằng phương pháp khuếch tán trong thạch (Kirby-Bauer). Kết quả cho thấy có 85 mẫu nhiễm Salmonella spp., tỷ lệ nhiễm là 22,37% (85/380). Khả năng kháng kháng sinh của các chủng Salmonella spp. với ít nhất 01 loại kháng sinh chiếm 85,88% (73/85), kháng từ 02 đến 05 loại kháng sinh 10,59% (09/85) và từ 06 đến 11 loại kháng sinh 4,71% (04/85). Kháng sinh có tỷ lệ vi khuẩn kháng cao nhất là tetracycline 43,53% (37/85). Ngược lại, 98,82% (84/85) số chủng Salmonella spp. nhạy cảm với ceftazidime. Tỷ lệ Salmonella spp. đa kháng là 15,29% (13/85). Kiểu hình kháng kháng sinh phổ biến là ampicillin, streptomycin, tetracycline, trimethoprim/sulfamethoxazole (AM, STR, TE, SXT) chiếm 46,15% (6/13). Định danh được 06 serovar khác nhau trong số 13 chủng Salmonella spp. đa kháng, phổ biến nhất là S. Kentucky (05 chủng); S. Infantis (02 chủng); S. Agona và S. Potsdam (01 chủng); S. Saintpaul, S. Braenderup (01 chủng). Phát hiện 92,31% serovar có mang gen đề kháng (blaTEM, strA: 53,85%; blaSHV: 7,69%; tetA: 92,31%; tetB: 7,69% và sul1: 23,08%). Chỉ có 03 serovar có kiểu gen (blaTEM, strA, tetA, sul1) trùng khớp với kiểu hình đề kháng (AM, STR, TE, SXT) đó là S. Kentucky (02) và S. Saintpaul (01) đều được phân lập từ mẫu cá.

Từ khóa:

đa kháng; kháng kháng sinh, Salmonella, thủy hải sản

Trích dẫn

[1]. A. Doosti, E. Mahmoudi, M. S. Jami, A. M. Farsani, “Prevalence of aadA1, aadA2, aadB, strA and strB genes and their associations with multidrug resistance phenotype in Salmonella Typhimurium isolated from poultry carcasses,” The Thai Veterinary Medicine, vol 46, no. 4, pp. 691-697, 2016.
[2]. CLSI, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. 28th ed. CLSI supplement M100. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.
[3]. G. Guillaume, D. Verbrugge, M. C. Libotte, W. Moens, J. Collard, “PCR typing of tetracycline resistance determinants (Tet A-E) in Salmonella enterica serotype Hadar and in the microbial community of activated sludges from hospital and urban wastewater treatment facilities in Belgium,” FEMS Microbiology Ecology, vol. 32, pp. 77-85, 2000.
[4]. ISO/TR 6579-3:2014, Microbiology of the food chain - Horizontal method for the detection, enumeration and serotyping of Salmonella - Part 3: Guidelines for serotyping of Salmonella spp.
[5]. ISO 6579-1:2017, Microbiology of the food chain - Horizontal method for the detection, enumeration and serotyping of Salmonella - Part 1: Detection of Salmonella spp.
[6]. Lê Văn Du, Hồ Thị Kim Hoa, “Tình hình tồn dư chất tạo nạc, kháng sinh và nhiễm Salmonella trong thịt heo và gà tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp, tập 5, tr. 46-55, 2017.
[7]. Nguyễn Thanh Việt, Nghiêm Ngọc Minh, Võ Thị Bích Thuỷ, “Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella phân lập từ mẫu thịt lợn, thịt bò và thịt gà tại các chợ bán lẻ tại Hà Nội,” Tạp chí Công nghệ Sinh học, tập 16, số 3, tr. 553-564, 2018.
[8]. Quyết định 2625/QĐ-BNN-TY, Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2017.
[9]. L. Q. Phong , S. Ueda, N. T. N. Hue, D. T. V. Khanh, H. T. A. Van, T. T. T. Nga, I. Hirai, T. Nakayama 3, R. Kawahara, D. T. Hung, V. Q. Mai, and Y. Yamamoto, “Characteristics of extended-spectrum β-Lactamase producing Escherichia coli in retail meats and shrimp at a local market in Vietnam,” Foodborne Pathogens and Disease, vol. 12, 2015.
[10]. S. Chen, S. Zhao, D. G. White, C. M. Schroeder, R. Lu, H. Yang, P. F. McDermott, S. Ayers, and J. Meng, “Characterization of Multiple-Antimicrobial-Resistant Salmonella Serovars Isolated from Retail Meats,” Applied and Environmental Microbiology, vol 70, no. 1, pp. 1-7, 2004.
[11]. TCVN 8342:2010, Thủy sản và sản phẩm thủy sản - Phát hiện Salmonella bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymeraza (PCR).
[12]. Thông tư 14/2011/TT-BYT, Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Y tế, 2011.

 Gửi bài