Bìa tạp chí

 

009bet

Xây dựng phương pháp định lượng Astilbin trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thổ phục linh bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao

Trần Nguyên Hà Hoàng Thị Thuỳ Linh Vũ Ngân Bình Nguyễn Thị Thanh Nhài Phí Văn Toàn Phạm Thị Thanh Hà
Ngày phát hành 07/06/2021

Chi tiết

Cách trích dẫn
Trần Nguyên Hà, Hoàng Thị Thuỳ Linh, Vũ Ngân Bình, Nguyễn Thị Thanh Nhài, Phí Văn Toàn, Phạm Thị Thanh Hà. "Xây dựng phương pháp định lượng Astilbin trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thổ phục linh bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 2, pp. 138-145, 2021
Phát hành
PP
138-145
Counter
460

Main Article Content

Tóm tắt

Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.) là một dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền về gân cốt, chống viêm, và gần đây cũng được sử dụng trong các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ điều trị viêm khớp và điều trị gout. Để kiểm soát chất lượng dược liệu Thổ phục linh, astilbin là hoạt chất được lựa chọn làm chất đánh dấu trong Dược điển Việt Nam V. Phương pháp định tính và định lượng astilibin trong sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Thổ phục linh sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đã được xây dựng trong nghiên cứu này. Astilbin trong chế phẩm được chiết siêu âm bằng methanol 60%, phương pháp định lượng HPLC sử dụng cột C18, pha động gồm methanol và nước theo chế độ gradient, phát hiện bằng detector UV tại bước sóng 291 nm. Các tiêu chí thẩm định phương pháp được thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của AOAC 2013 cho kết quả tin cậy.

Từ khóa:

astilbin, Smilax glabra, Thổ phục linh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sắc ký lỏng hiệu năng cao, HPLC.

Trích dẫn

[1]. D. H. Bich, D. Q. Chung, B. X. Cương, N. Thuong Dong, D. T. Dam, P. V. Hien, V. N. Lo, P. D. Mai, P. K. Man, D. T. Nhu, N. Tap, and T. Toan, “Medicinal plants and animals in Vietnam,” Hanoi: Science and Technology Publisher, vol.2, pp. 883-886, 2003.
[2]. L. Huang, J. Deng, G. Chen, M. Zhou, J. Liang, B. Yan, J. Shu, Y. Liang, and H. Huang, “The anti-hyperuricemic effect of four astilbin stereoisomers in Smilax glabra on hyperuricemic mice,” Journal of Ethnopharmacology, vol. 238: 111777, 2019.
[3]. C-L. Lu, Y-F. Zhu, M-M. Hu, D-M. Wang, X-J Xu, C-J. Lu, and W. Zhu, “Optimization of astilbin extraction from the rhizome of Smilax glabra, and evaluation of its antiinflammatory effect and probable underlying mechanism in lipi-polysaccharide-induced RAW264.7 macrophages,” Molecules, vol. 20, no. 1, pp. 625-644, 2015.
[4]. M. Huong, “Research on biological activities and chemical compositions in the roots of Smilax glabra rhizoma (SMILAX GLABRA ROXB.) in Vietnam,” Master’s Thesis in Experimental Biology, Institute of Ecology and Biological Resources, 2013.
[5]. P. T. H. Minh, N. Q. Tien, T. T. T. Hang, and P. H. Dien, “Research on the chemical composition of the Smilax glabra Roxb. grown in Thai Nguyen,” Journal of Science, Hanoi National University of Education, vol 55, no. 6, pp. 62-70, 2010.
[6]. T. T. T. Van, V. V. Chien, P. T. Hang, P. V. Cuong, N. Q. Vuong, “Antioxidant activity of extracts and astilbin from the root of Smilax glabra of Vietnam,” Malaysian Journal of Chemistry, 17, 12-19, 2015.
[7]. Pharmacopoeia Council - Ministry of Health, Vietnam Pharmacopoeia V, Medicine Publisher, vol. II, pp. 1344-1345, 2017.
[8]. L. V. Duc, V. B. Duong, T. N. Trung, and P. T. T. Huong, “Quantitative study for determination of astilbin in Smilax glabra by high performance liquid chromatography,” Journal of Military Pharmaco-Medicine, vol. 7, pp. 8-12, 2015.
[9]. AOAC International, “Appendix K: Guidelines for dietary supplements and botanicals,” AOAC Official Methods of Analysis, pp. 3-32, 2013.
[10]. Qing-Feng Zhang, Ying-Juan Fu, Zhan-Wang Huang, Xin-Cheng Shangguang, Yu-Xian Guo, “Aqueous Stability of Astilbin: Effects of pH, Temperature, and Solvent,” Journal of Agricultural and Food Chemistry, 61 (49), 12085-12091, 2013.

 Gửi bài