Bìa tạp chí

 

009bet

Nghiên cứu quy trình phân mẫu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi bằng thiết bị tro hóa mẫu áp suất cao (HPA-S) nhằm xác định đồng thời hàm lượng một số acid amin bằng HPLC-PDA

Đinh Viết Chiến Nguyễn Tiến Luyện Nguyễn Thị Hồng Ngọc Phạm Công Hiếu Đỗ Tất Thành Phạm Thu Giang Tô Quốc Tường Nguyễn Thị Lan Dương Minh Tuấn Doãn Văn Kiên
Ngày phát hành 27/05/2019

Chi tiết

Cách trích dẫn
Đinh Viết Chiến, Nguyễn Tiến Luyện, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Phạm Công Hiếu, Đỗ Tất Thành, Phạm Thu Giang, Tô Quốc Tường, Nguyễn Thị Lan, Dương Minh Tuấn, Doãn Văn Kiên. "Nghiên cứu quy trình phân mẫu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi bằng thiết bị tro hóa mẫu áp suất cao (HPA-S) nhằm xác định đồng thời hàm lượng một số acid amin bằng HPLC-PDA". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 2, pp. 44-50, 2019
Phát hành
PP
44-50
Counter
567

Main Article Content

Tóm tắt

Nghiên cứu này phát triển quy trình thủy phân mẫu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng thiết bị tro hóa mẫu áp suất cao (HPA-S) nhằm xác định một số acid amin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Thiết bị HPA-S được sử dụng chủ yếu trong xử lý mẫu cho phân tích các kim loại bằng quang phổ. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy HPA-S có thể được sử dụng trong việc thủy phân các mẫu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích phân tích các acid amin. Thiết bị HPA-S có thể đạt nhiệt độ tối đa tới 300oC, và duy trì liên tục ở áp suất 130 bar, giúp phá hủy hoàn toàn những nền mẫu phức tạp nhất. Việc nghiên cứu thành công ứng dụng của thiết bị HPA-S để thủy phân mẫu phân tích các acid amin làm rút ngắn đáng kể thời gian của bước chuẩn bị mẫu, mà vẫn cho độ ổn định tương đương, thậm chí cao hơn các phương pháp thủy phân mẫu thông thường.

Từ khóa:

Thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, acid amin, HPA-S, thủy phân, HPLC

Trích dẫn

1. TCVN 8764:2012 Animal Feeds– Methods of determining amino acids content.
2. Le Thi Hong Hao, Pham Luan, Nguyen Xuan Trung (2006), “Application of high-performance liquid chromatography with column derivative using AQC regent to simultaneously isolate and identify 17 amino acids in fish” Journal of Chemistry, Physics and Biology, Volume 11, No. 2/2006, pages 15-23.
3. Ta Thi Thao (2010), Statistical syllabus in analytical chemistry, Faculty of Chemistry – Viet Nam National University, Ha Noi.
4. Shi-Wen Sun, Yi-Cheng Lin, Yih-Ming Weng, Min-Jane Chen (2006),“Efficiency of improvement on nihydrin method for amini acids quantification”, Journal of Food and Analysis, 19, p112-117.
5. Jing-Joan Xu, Ying Peng, Ning Bao, Xing-Hua Xia, Hong-Yuan Chen (2005), “Simple method of the separation and detection of native amino acids and the identification of electroactive and non-electroactive analytes”, Journal of Chromatography A, 1095, p-193-196.
6. Lourdes Bosch, Amparo Alegria, Rosaura Farre (2006), “Application of the 6-aminoquinolylN-hydroxysuccinimidyl carbamate (AQC) reagent to the RP-HPLC determination of amino acids in infant foods”, Journal of Chromatography B, 831, p.176-183.

 Gửi bài