Bìa tạp chí

 

009bet

Nghiên cứu tác dụng chống viêm khớp của dây đau xương (Tinospora Sinensis Merr.)

Nguyễn Đức Thanh Vy Quốc Tuấn Nguyễn Đăng Long Vũ Nguyễn Quang Dũng Phạm Văn Toản Nguyễn Công Cương Nguyễn Thị Vân Anh
Ngày phát hành 26/05/2023

Chi tiết

Cách trích dẫn
Nguyễn Đức Thanh, Vy Quốc Tuấn, Nguyễn Đăng Long Vũ, Nguyễn Quang Dũng, Phạm Văn Toản, Nguyễn Công Cương, Nguyễn Thị Vân Anh. "Nghiên cứu tác dụng chống viêm khớp của dây đau xương (Tinospora Sinensis Merr.)". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 6 - số 2, pp. 199-209, 2023
Phát hành
PP
199-209
Counter
202

Main Article Content

Tóm tắt

Dây đau xương được chiết siêu âm bằng ethanol 80% ở nhiệt độ 50°C, dịch thu được cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cắn. Cắn được hòa tan bằng nước cất thu được dịch chiết rồi tiến hành cho các lô chuột uống dịch chiết. Kết quả cho thấy khi dùng liều tối đa cho phép vẫn không xuất hiện chuột bị chết. Thử tác dụng chống viêm của cao dây đau xương trên thực nghiệm, kết quả cho thấy cao dây đau xương ở mức liều tương đương 1,6g dược liệu/kg thể trọng/ngày có tác dụng ức chế viêm cấp tính trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống bằng carragenin 1% ở thời điểm 3 giờ tương đương với aspirin mức liều 80 mg/kg thể trọng/ngày và ở mức liều tương đương 2,8 g dược liệu/kg thể trọng/ngày có tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian ở chuột nhắt trắng. Đây là một hướng mới trong việc sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật nói chung và dây đau xương nói riêng.

Từ khóa:

Dây đau xương, viêm khớp, in vivo.

Trích dẫn

[1]. D. T. Loi, “Vietnamese Medicinal Plants And Medicinal Herbs,” Medical Publishing House, pp 492-493, 2004.
[2]. V. V. Chi, “Common botanical dictionary,” Science and Technics Publishing House, 2003
[3]. R. Ducrot, L. Julon, et al (), “Tumor screening methods in pharmacology,” Academic Press, pp. 114-115, 1965.
[4]. D. N. Naik, S. S. Fathima, K. Durga, K. Ashwani, A. Elumalai, and R. Malothu, “Evaluation of hepato protective activity of ethanolic root extract of tinospora sinensis,” International Journal of Biological & Pharmaceutical Research, vol. 4, no. 12, pp. 1065-1069, 2013.
[5]. SrinivasaRao , “Evaluation of diuretic activity of aqueous and methanol extracts of tinospora sinensis in rats,” ActaBiomedica Scientia, vol. 1, no. 2, pp. 58-60, 2014.
[6]. H. Xiong, X. Ding, H. Wang, H. Jiang, X. Wu, C. Tu, C. Wu, Y. Pi, G. Yang, Z. Zhao, and Z. Mei, “Tibetan medicine Kuan-Jin-Teng exerts anti-arthritic effects on collagen-induced arthritis rats via inhibition the production of pro-inflammatory cytokines and down-regulation of MAPK signaling pathway,” Phytomedicine, vol. 57, pp 271-281, 2019.
[7]. C. A.Winter, E. A. Risley, and G. W. Nuss, “Carrageenin induced edema in hind paw of the rat as an assay for anti inflammatory drug,” Proceeding of the Society for the Experimental Biology and Medicine (New York, N.Y.), vol. 111, pp 544-574, 1962.
[8]. World Health Organization, “Working group on the safety and efficacy of herbal medicine,” Report of Regional Office for the Western Pacific of the World Health Organization, pp 33 -51, 1993.

 Gửi bài