Bìa tạp chí

 

009bet

Đặc điểm kháng kháng sinh nhóm Quinolone của Salmonella spp. sinh beta-lactamase phân lập từ thịt tươi sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trương Huỳnh Anh Vũ Nguyễn Hoàng Khuê Tú Huỳnh Yên Hà Chu Vân Hải Nguyễn Anh Đức
Ngày phát hành 04/06/2021

Chi tiết

Cách trích dẫn
Trương Huỳnh Anh Vũ, Nguyễn Hoàng Khuê Tú, Huỳnh Yên Hà, Chu Vân Hải, Nguyễn Anh Đức. "Đặc điểm kháng kháng sinh nhóm Quinolone của Salmonella spp. sinh beta-lactamase phân lập từ thịt tươi sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 4 - số 2, pp. 127-137, 2021
Phát hành
PP
127-137
Counter
398

Main Article Content

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, tổng số 380 mẫu thịt (heo, bò, gà) tươi sống đã được lấy ngẫu nhiên tại các chợ truyền thống thuộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Salmonella spp. được định tính bằng kỹ thuật nuôi cấy theo ISO 6579-1:2017 và khẳng định bằng kỹ thuật PCR (TCVN 8342:2010), đánh giá đặc điểm nhạy cảm kháng sinh với 06 loại kháng sinh thuộc các nhóm β-lactam, quinolone bằng phương pháp khuếch tán trong thạch (Kirby-Bauer) và xác định kiểu gen đề kháng bằng kỹ thuật multiplex PCR. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. là 42,37% (161/380), từng mẫu riêng biệt có tỷ lệ nhiễm lần lượt 50,00% (63/126) đối với thịt heo, 49,62% (65/131) đối với thịt gà và 26,83% (33/123) đối với thịt bò. Các chủng Salmonella phân lập được kháng tất cả 06 loại kháng sinh thử nghiệm, cao nhất là ampicillin (AM) với 22,98%, kế đến là nalidixic acid (NA) với 10,56%. Tỷ lệ kháng với các kháng sinh khác như amoxicillin/acid clavulanic (AMC), ceftazidime (CAZ), ciprofloxacin (CIP), ofloxacin (OFX) ở mức thấp (< 10%). Nghiên cứu đã phát hiện 37/161 (22,98%) chủng Salmonella mang gen mã hóa ESBL thuộc nhóm TEM và 5/161 (3,11%) chủng mang gen thuộc nhóm CTX. Không phát hiện trường hợp nào mang các gen thuộc nhóm SHV. Tất cả các chủng Salmonella spp. mang gen mã hóa β-lactamase đều phát hiện mang 04 gen đề kháng nhóm quinolone (bao gồm các gen gyrA, gyrB kháng nalidixic acid; gen parC, parE kháng ofloxacin và ciprofloxacin). Các chủng có kiểu hình gen blaTEM-gyrA/B-parC/E chiếm tỷ lệ phát hiện cao hơn kiểu hình blaCTX-gyrA/B-parC/E và blaTEM/CTX-gyrA/B-parC/E lần lượt là 100%, 40,54% và 5,41%. Dữ liệu này chỉ ra rằng Salmonella có nguồn gốc từ sản phẩm thịt tươi sống có khả năng kháng kháng sinh thuộc 2 nhóm β-lactam và quinolone ở mức đáng báo động. Vì vậy, các chương trình giám sát, kiểm soát Salmonella và tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam cần được thiết lập để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Kết quả của nghiên cứu này còn cung cấp thêm bằng chứng trực tiếp về tình trạng nhiễm Salmonella trong thực phẩm và sự lưu hành các chủng kháng kháng sinh ở thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khóa:

beta-lactam, kháng kháng sinh, quinolone, Salmonella, thịt bán lẻ.

Trích dẫn

[1]. E. J. Klemm, V. K. Wong, G. Dougan, “Emergence of dominant multidrug-resistant bacterial clades: Lessons from history and whole-genome sequencing,” Proceedings of the National Academy of Sciences, vol. 115, no. 51, pp. 12872-12877, 2018.
[2]. L. Maka, M. Popowska, “Antimicrobial resistance of Salmonella spp. isolated from food,” Roczniki Państwowego Zakładu Higieny, vol. 67, no. 4, pp. 343-358, 2016.
[3]. WHO CIA list, “Critically important antimicrobials for human medicine”, World Health Organization, 2017.
[4]. O. A. Mascaretti, Bacteria versus antibacterial agents. mBio, 2003.
[5]. M. G. Abatcha, Z. Zakaria, D. G. Kaur, K. L. Thong, “Review Article: Atrends of Salmonella and antibiotic resistance,” Advanced Sciences and Technologies, vol 17, pp. 9-21, 2014.
[6]. V. V. Moudgal, G. W. Kaatz, “Fluoroquinolone resistance in bacteria,” Antimicrobial Drug Resistance. pp. 195-205, 2009.
[7]. L. Martínez-Martínez, A. Pascual, G. A. Jacoby, “Quinolone resistance from a transferable plasmid,” Lancet, vol. 351, no. 9105, pp. 797-799, 1998.
[8]. M. Gopal, S. Elumalai, S. Arumugam, V. Durairajpandian, M. A. Kannan, E. Selvam, S. Seetharaman, “GyrA ser83 and ParC trp106 mutations in Salmonella enterica serovar typhi isolated from typhoid fever patients in tertiary care hospital,” Journal of Clinical and Diagnostic Research, vol. 10, no. 7, pp. 14-18, 2016.
[9]. L. V. Du, H. T. K. Hoa, “Current situation of lean substance and anti-biotic residues, and Salmonella contamination in pork and chicken in Ho Chi Minh city,” Journal of Science and Engineering in Agriculture and Forestry, vol. 5, pp. 46-55, 2017.
[10]. Circular No. 14/2011/TT-BYT, “General instruction of food sampling for inspection, food quality, food safety control,” Ministry of Health, 2011.
[11]. ISO 6579-1:2017, Microbiology of the food chain - Horizontal method for the detection, enumeration and serotyping of Salmonella - Part 1: Detection of Salmonella spp.
[12]. CLSI, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. 28th ed. CLSI supplement M100. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.
[13]. Decision No. 2625/QD-BNN-TY, Nation Action Plan on anti-biotic use management and prevention of anti-biotic resistance in livestock and aquatic production in the period 2017-2020, the Ministry of Agriculture and Rural Development, 2017.
[14]. TCVN 8342:2010, Fisheries and aquatic products - Detection of Salmonella by polymerase chain reaction (PCR) technique.
[15]. L. Q. Phong, S. Ueda, N. T. N. Hue, D. T. V. Khanh, H. T. A. Van, T. T. T. Nga, I. Hirai, T. Nakayama, R. Kawahara, D. T. Hung, V. Q. Mai, and Y. Yamamoto, “Characteristics of extended-spectrum β-Lactamase producing Escherichia coli in retail meats and shrimp at a local market in Vietnam,” Foodborne Pathogens and Disease, vol. 12, no. 8, pp. 719-725, 2015.
[16]. D. J. Eaves, L. Randall, D. T. Gray, A. Buckley, M. J. Woodward, A. P. White, and L. J. V. Piddock, “Prevalence of mutations within the quinolone resistance determining region of gyrA, gyrB, parC, and parE and association with antibiotic resistance in quinolone resistant Salmonella enterica,” Antimicrobial Agents and Chemotherapy, vol. 48, no. 10, pp. 4012-4015, 2004.
[17]. D. N. Thuy, C. H. Phu, V. T. Huong, D. T. Hao, N. X. Huyen, and N. B. Hue, “Assessment of infection of desease-causing bacteria in fresh pork in Hanoi,” Journal of Science Engineering in Veterinary, vol. 3, no. 8, pp. 48-54, 2006.
[18]. T. T. T. Giang, N. T. Nguyet, N. V. Tri, N. T. Le, V. X. Van, U. N. D. Ninh, P. M. Thu, and C. H. Nghia, “Survey of bacterial infection and anti-biotic resistance ability of isolated E. coli from food at Pasteur Institute,” Journal of Science, University of Pedagoy, Ho Chi Minh city, 2014.
[19]. T. H. Thai, T. Hiraia, N. T. Lan, R. Yamaguchi, “Antibiotic resistance profiles of Salmonella serovars isolated from retail pork and chicken meat in North Vietnam,” International Journal of Food Microbiology, vol. 156, no. 2, pp. 147-151, 2012.
[20]. T. T. T. Nga, L. Q. Phong, N. T. N. Duyen, D. T. V. Khanh, V. Q. Mai, L. X. Huy, and D. T. Hung, “Current situation of anti-biotic resistance of strains of Salmonella spp. Isolated from fresh meat products in the Central Provinces,” Journal of Preventive Medicine, vol. 29, no. 11, 2019.
[21]. Ministry of Health, “Guidelines for the use of anti-biotics,” Medicine Publisher, 2015.

 Gửi bài