Bìa tạp chí

 

009bet

Đánh giá sự tích tụ Pb của một số loài ốc dùng làm thực phẩm được khai thác ở sông Hương thành phố Huế

Nguyễn Minh Trí Nguyễn Việt Thắng Võ Đình Ba
Ngày phát hành 20/09/2019

Chi tiết

Cách trích dẫn
Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng, Võ Đình Ba. "Đánh giá sự tích tụ Pb của một số loài ốc dùng làm thực phẩm được khai thác ở sông Hương thành phố Huế". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 4, pp. 16-21, 2019
Phát hành
PP
16-21
Counter
412

Main Article Content

Tóm tắt

Ở thành phố Huế, một số loài ốc được chế biến thành các món ăn đặc trưng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng nhóm động vật này có thể tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể chúng với hàm lượng cao hơn nhiều lần so với ở môi trường bên ngoài nên làm cho chúng trở thành độc hại với sức khỏe người sử dụng. Kết quả khảo sát 04 loài ốc Bellamya filosa, Sulcospira proteu, Pomacea canaliculata, Pila conia được khai thác ở sông Hương để sử dụng làm thực phẩm cho thấy chúng có hàm lượng kim loại Pb ở mức cao và vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế (QCVN 8­2:2011/BYT) nên không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chỉ số đánh giá rủi ro ô nhiễm của Pb đối với sức khỏe khi sử dụng các loài ốc này ở mức cao, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Từ khóa:

Ốc, kim loại chì, tích lũy sinh học, rủi ro sức khỏe

Trích dẫn

1. Bộ Y tế (2011). QCVN 8­2:2011/BYT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
2. Nguyễn Văn Khánh, Võ Văn Minh, Phạm Thị Hồng Hà, Dương Công Vinh (2010), “Hàm lượng As, Pb tích lũy trong loài Hến (Corbicula sp.) và Hàu sông (Ostrea rivularis Gould, 1861) tại cửa sông Cu Đê, thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 10 Số 1, 27­35
3. Võ Văn Phú. Hoàng Đình Trung. Lê Thị Miên Ngọc (2011), “Đa dạng thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước mặt ở sông Hương”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Thừa Thiên Huế, 5 (88), 89­96
4. Phạm Kim Phương, Nguyễn Thị Dung, Chu Phạm Ngọc Sơn (2007), “Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng As, Cd, Pb và Hg từ môi trường nuôi tự nhiên lên nhuyễn thể hai mảnh vỏ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 5 (45), 57­62
5. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001), “Giáp xác nước ngọt. Động vật chí Việt Nam”, Tập 5. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
6. TCVN 7602:2007. Thực phẩm ­ Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
7. Lê Thị Hồng Trân (2008), “Đánh giá rủi ro môi trường”, NXB Khoa học Kỹ thuật.
8. Hoàng Đình Trung, Đoàn Việt Quốc (2013), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ (bivalvia) và chân bụng (gastropoda) ở sông Hương thành phố Huế”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ V. 794­800
9. Lawrence Burkhard (2009, “Estimation of biota sediment accumulation factor (BSAF) from paired observations of chemical concentrations in biota and sediment”, US. Environmental Protection Agency.

 Gửi bài