Bìa tạp chí

 

009bet

Nghiên cứu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể doanh nghiệp tỉnh Nam Định năm 2018

Lê Lợi Nguyễn Thị Tâm Hoàng Tiến Cường Trần Thị Hương
Ngày phát hành 05/09/2019

Chi tiết

Cách trích dẫn
Lê Lợi, Nguyễn Thị Tâm, Hoàng Tiến Cường, Trần Thị Hương. "Nghiên cứu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể doanh nghiệp tỉnh Nam Định năm 2018". Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm. tập 2 - số 3, pp. 56-66, 2019
Phát hành
PP
56-66
Counter
1400

Main Article Content

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu tại 65 bếp ăn tập thể doanh nghiệp có từ 200 suất ăn trở lên ở tỉnh Nam Định năm 2018 như sau: 36,7% bếp nằm trong khu công nghiệp, còn lại nằm rải rác ở 10 huyện, thành phố. Có 97,7% bếp đủ hồ sơ pháp lý, trong đó 100% nhân viên được khám sức khỏe định kỳ và có xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP); 93,8% có hồ sơ kiểm thực ba bước theo quy định. Về điều kiện vệ sinh cơ sở: 75,9% đạt yêu cầu, trong đó 86,2% bếp thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều; 83,1% có phòng thay đồ bảo hộ lao động (BHLĐ) riêng biệt; 58,5% đủ trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại; 73,8% sử dụng thùng rác có nắp đậy. Về trang thiết bị, dụng cụ: Đạt 93,3% trong đó 100% có dụng cụ dùng riêng cho thực phẩm sống, chín, dụng cụ lưu và bảo quản mẫu thức ăn; 67,7% có dụng cụ chứa đựng thức ăn và đồ uống đạt; 83,1% bếp có bồn rửa tay cho nhân viên. Về điều kiện con người: đạt 91,2% trong đó 63,8% nhân viên mang đủ BHLĐ; 99,3% móng tay cắt ngắn và không đeo đồ trang sức; 95,3% dùng găng tay khi chia gắp thức ăn. Về điều kiện thực phẩm: đạt 78,2% trong đó 92,3% có hợp đồng với nơi cung cấp thực phẩm; có 84,4% bếp xét nghiệm nước định kỳ.

Người quản lý hành chính của doanh nghiệp có kiến thức chung đúng về VSATTP đạt 81,7%; thực hành chung đúng là 79,4%. Người quản lý bếp có kiến thức chung đúng về VSATTP đạt 90,2%; thực hành chung đúng là 87,8%. Nhân viên nhà bếp có tỷ lệ đúng kiến thức chung về ATTP là 82,9%. Tuy nhiên chỉ có 51,5% biết thời gian tốt nhất về sử dụng thực phẩm ngay sau khi chế biến; thực hành chung đúng đạt 91,2% nhưng sử dụng đầy đủ BHLĐ chỉ đạt tỷ lệ 63,8%.

Từ khóa:

Bếp ăn tập thể, an toàn thực phẩm, Nam Định

Trích dẫn

1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2013), Báo cáo kết quả điều tra kiến thức và thực hành về VSATTP của 04 đối tượng tại các vùng sinh thái Việt Nam năm 2011-2012.
2. Cục An toàn thực phẩm (2017), Điều tra đánh giá kiến thức, thực hành ATTP của các nhóm đối tượng: Người quản lý, người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng tại tỉnh Quảng Bình và Cần Thơ năm 2017, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đạt, Phan Công Danh và cs (2015), “An toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp khu vực miền Trung năm 2015”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27 số 8-2017, tr. 337-345.
4. Trần Văn Đẳng, Thạch Nhơn, Nguyễn Duy Nhơn và cs (2015) “Thực trạng an toàn thực phẩm ở các bếp ăn tập thể và các yếu tố liên quan trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 12 - số 6 (1)- tháng 11/2016, tr. 282-289.
5. Hoàng Đức Hạnh, Lê Đức Thọ và cs (2010), “Đánh giá thực trạng VSATTP bếp ăn tập thể khu công nghệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010”, Tạp chí Y học thực hành, số 933+934/2014, tr.36-39.
6. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Bùi Tiến Dược, “Thực trang kiến thức,thực hành an toàn thực phẩm của người sản xuất-chế biến-kinh doanh thực phẩm, phục vụ ăn uống tại thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước năm 2016 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 12-số 6 (1)- tháng 11/2016, tr. 275-281.
7. Nguyễn Hữu Phúc và cs (2010), “Khảo sát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tạp bếp ăn tập thể ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Lạt năm 2009-2010”, Tạp chí Y học thực hành, số 842, tr.46-53.
8. Trần Danh Phượng (2013), “Đánh giá thực trạng việc chấp hành qui định về ATVSTP tại một số bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2013”, Tạp chí Y học thực hành, số 933+934/2014, tr.253-255.
9. Sổ theo dõi ngộ độc thực phẩm-Chi cục An toàn VSTP tỉnh Nam Định từ 2009.
10. Pokhrel B1 và các cộng sự (2015), “Knowledge, Attitude and Practice regarding food hygiene among food handlers: A cross sectional study”, Janaki Medical College Journal of Medical Sciences. 3(1), tr. 14-19.
11. Roopa R Mendagudali và các cộng sự (2016), “Knowledge, attitude, and practices of food safety among women of Khaza bazar, the urban field practice area of KBN Institute of Medical Sciences, Kalaburagi, Karnataka”, Int J Med Sci Public Health. 5(3), tr. 516-520.

 Gửi bài